FED xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới
Đây là một bài viết cũ từ năm 2011, nhưng trong bối cảnh hiện tại, khi đọc lại ta vẫn thấy có những điểm giống nhau.
Chính FED đứng đằng sau việc giá lương thực thực phẩm cũng như nhiều loại hàng hóa thế giới tăng mạnh và khiến thế giới các nước thứ ba khốn khổ.
Ai phải chịu trách nhiệm cho lạm phát giá hàng hóa và thực phẩm? Chủ tịch FED đã phủ nhận trách nhiệm của FED. Tất nhiên, thật khó để truy tìm lý do của lạm phát trong nền kinh tế nội địa, nói chi đến ảnh hưởng từ chính sách tiền tệ do một Ngân hàng Trung ương nước khác đưa ra.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Mỹ nằm trong trường hợp ngoại lệ. Đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới. Gần như tất cả các giao dịch quốc tế được thực hiện bằng đồng USD. Phần lớn các loại hàng hóa trên thế giới cũng được tính theo USD.
Vì thế một công ty sản xuất ô tô Hàn Quốc nhập khẩu thép từ Nhật cần chuyển đồng won sang đồng USD, thực hiện giao dịch bằng đồng USD. Phía công ty Nhật, một khi nhận được tiền, sẽ phải chuyển từ đồng USD sang đồng yên. Vì thế, đồng USD đóng vai trò then chốt với thương mại thế giới.
Năm 2009, FED áp dụng chương trình nới lỏng định lượng lần 1 (QE1), sử dụng công cụ mà Ngân hàng Trung ương chưa từng dùng trước đó, mua chứng khoán trên thị trường mở và dẫn đến bảng cân đối kế toán phình to.
Tháng 8/2010, FED công bố chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2). Thế nhưng với tốc độ nới lỏng suốt 2 năm qua, thanh khoản đã trở nên thừa thãi quá mức cần thiết đối với dòng chảy của kinh doanh.
Thanh khoản thừa thãi tất yếu sẽ tìm đường đến nơi mang lại lợi nhuận cao nhất. Chủ tịch FED nói đến việc thị trường chứng khoán Mỹ từ khi QE2 được công bố tháng 8/2010 đến hết tháng 2/2011 đã tăng điểm tới 25%.
Vậy rõ ràng, FED muốn thực hiện QE2 để đẩy giá tài sản lên cao với hy vọng hiệu ứng tài sản sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế tại Mỹ. Thị trường chứng khoán Mỹ không phải thị trường duy nhất chịu ảnh hưởng từ thanh khoản thừa.
Thị trường hàng hóa, trái phiếu và thị trường bất động sản toàn cầu không thoát tầm tác động của QE2. Tin hay không, thị trường bất động sản tại Úc tăng trưởng mạnh ngay khi QE1 tại Mỹ được áp dụng.
Bài viết này không muốn nói đến thị trường chứng khoán, trái phiếu hay bất động sản. Bài viết muốn phân tích về ảnh hưởng của chương trình nới lỏng định lượng (QE) lên lạm phát giá hàng hóa, thực phẩm và năng lượng.
Đến cuối tháng 2/2011, giá ngô và lúa mì tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Giá đậu tương tăng khoảng 40%. Giá thịt lợn và gia cầm tăng lên mức cao kỷ lục. Một phần nguyên nhân bởi tình hình thời tiết khắc nghiệt cũng như nhu cầu tăng cao trên khắp thế giới.
Nouriel Roubini đã từng dự đoán giá dầu sẽ lên ngưỡng khoảng 140 đến 150USD/thùng nếu tình hình căng thẳng hiện nay tiếp tục.
FED vẫn bảo vệ quan điểm lạm phát lõi không tăng bởi FED không tin rằng thông qua chính sách tiền tệ của mình, FED tác động mạnh mẽ đến giá thực phẩm và năng lượng, giá nhóm mặt hàng này biến động quá mạnh và rất nhiều người khó khăn.
Người Mỹ giàu có chi tiêu chỉ một phần thu nhập của họ vào năng lượng và thực phẩm. Tuy nhiên chi tiêu vào 2 nhóm mặt hàng trên chiếm phần lớn trong thu nhập của người dân tại các nước thế giới thứ Ba.
Tình hình bất ổn tại Trung Đông liên quan rất nhiều đến giá thực phẩm và hàng hóa và QE2 của FED liên quan trực tiếp đến giá các mặt hàng này.
Mọi chuyện đã diễn ra như sau:
FED hạ lãi suất xuống 0% và sử dụng QE
Các tổ chức và nhà đầu tư, nắm thanh khoản thừa, tìm kiếm lợi suất cao và nhóm thị trường mang đến cơ hội đầu tư sinh lời hơn.
Dòng vốn đẩy nhóm nền kinh tế này phát triển và khiến nhu cầu đối với hàng hóa và nguyên liệu đầu vào lên cao.
Hoạt động đầu cơ hàng hóa khiến nhu cầu và giá của các loại mặt hàng này đều tăng
Chính phủ nhóm nước mới nổi có 2 lựa chọn: họ có thể neo đồng tiền của họ vào đồng USD (như Trung Quốc). Chủ tịch FED đã đúng khi ông nói Trung Quốc hẳn không đương đầu với vấn đề lạm phát lớn như vậy nếu nước này không neo đồng tiền.
Điều gì đang diễn ra tại đất nước neo đồng tiền như Trung Quốc?
Bởi đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới, các công ty xuất khẩu Trung Quốc nhận tiền USD khi bán hàng. Thế nhưng bởi họ không được đổi USD ra tiền nhân dân tệ trên thị trường mở, họ bán lại nó cho Ngân hàng Trung ương theo tỷ giá đã được neo.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc buộc phải in đồng nhân dân tệ để mua USD. Vì thế Trung Quốc có thêm đồng USD nhưng cũng phải in thêm lượng nhân dân tệ tương xứng. Nếu đồng nhân dân tệ được giao dịch tự do trên thị trường ngoại hối, lạm phát tại Trung Quốc chắc chắn giảm.
Nguồn: Theo Forbes, Cafef, Happy Live sưu tầm.
Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance
Nhận diện SIÊU BONG BÓNG
Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán