fbpx

Giải mã 13 nguyên tắc của các nhà đầu tư thành công nhất thế giới (phần 1)

Để đầu tư và thành công, các NĐT lỗi lạc đều có những nguyên tắc “bất di bất dịch”. Chính nguyên tắc và kỷ luật giúp họ làm nên thành công trên thị trường chứng khoán. 

Ed Seykota: Tất cả tin tức đều đã thể hiện trên giá cả:

Ed Seykota

Tất nhiên quan điểm này vẫn còn tranh cãi. Nhưng đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ có vẻ như dựa trên phân tích cơ bản (FA) như một cái gì đó không tưởng xa vời. Mặc dù phân tích cơ bản đang là hướng đi thiết yếu của các mô hình giao dịch hiện đại, nhưng đó là với một tổ chức lớn trong một thị trường chuẩn mực về số liệu như Mỹ hay EU.

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thường tham gia thị trường muộn hơn ít nhất một nhịp, khi mà xu hướng đã tương đối rõ ràng, hay nói cách khác là “ăn theo”, thì quan điểm FA có vẻ như là “vô bổ” thật. Ví dụ giao dịch khi có tin tức. Vấn đề là khi được công bố tin tốt không nhất thiết làm giá sẽ lên, tin xấu không đảm bảo giá sẽ xuống, vì có thể tin tức đã được thể hiện trong giá từ trước nên khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhảy vào thì cũng là lúc các tổ chức mua sớm bán ra chốt lời được giá cao hơn. 

Richard Dennis: Giao dịch theo xu hướng của thị trường:

Richard Dennis
Richard Dennis (giữa)

Chúng ta đều biết thị trường tăng hay giảm không theo đường thẳng mà theo sóng (xem sóng Elliott, Fibonacci). Mở giao dịch theo hướng thị trường có nghĩa là nếu thị trường tăng thì ta phải long (mua), nếu thị trường giảm ta phải short (bán), mà không mở giao dịch theo hướng ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là khi thị trường tăng thì các sóng điều chỉnh ngược thị trường chúng ta chỉ coi là cơ hội mở giao dịch long với giá tốt hơn, hay thêm kích thước vào giao dịch long đã mở.

Stanley Druckenmiller về quản lý tỷ lệ risk/reward – được/mất:

Stanley Druckenmiller

Nguyên tắc cơ bản ở đây là khi bạn thắng phải thắng nhiều hơn khi bạn thua. Có nghĩa là ngay khi mở giao dịch bạn đã phải xác định điểm thoái lui (stoploss) nếu thị trường đi ngược với dự tính ban đầu (risk là bao nhiêu) và điểm chốt lời nếu thị trường dịch chuyển đúng hướng (reward là bao nhiêu). Khi long điểm stoploss thường đặt dưới support và chốt lời sát ngay resistance.

Các support và resistance ở đây nên hiểu trong một khoảng chứ không chỉ một mức. Bản thân các support và resistance cũng có độ mạnh yếu khác nhau nên chúng ta cần một số kiến thức và kinh nghiệm nhất định để đánh giá. Thông thường risk bằng 01 thì reward lớn hơn hoặc bằng 2 là sẽ ổn. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần 50% thắng 50% thua trong các lần giao dịch thôi vẫn đảm bảo thắng về tiền trong lâu dài.

Jim Rogers về sự kiên nhẫn và giao dịch kiểu thợ săn:

Jim Rogers

Ông ấy nói rằng ông ấy chỉ hành động khi thấy “tiền ở góc phố”, ngoài ra không làm gì cả. Các bạn biết thợ đi săn có khi họ phải phục hàng tháng đợi con mồi. Về tâm lý chúng ta hay mắc sai lầm này: Tôi vừa mất tiền nên tôi phải làm cái gì đó ngay để gỡ lại. Bạn đừng làm vậy. Hãy đợi cơ hội tự đến và khi đó mới hành động.

Jesse Livermore về việc đôi khi bạn hãy đứng ngoài thị trường:

Jesse Livermore

Bạn không thể lúc nào cũng trong thị trường và thắng. Bạn chỉ chơi khi tất cả các yếu tố đều có lợi cho bạn. Đôi khi bạn phải đứng ngoài cuộc. Đúng vậy: Không có vị thế cũng là một vị thế. Có khi lại rất lợi, vì tránh được bàn thua trông thấy.

Warren Buffett về việc giữ nguyên tắc đầu tư và quản lý rủi ro:

Warren Buffet

“Bạn mất 20 năm xây dựng danh tiếng nhưng chỉ cần 5 phút để phá hủy nó”.

Kỷ luật là bạn phải giao dịch theo kế hoạch định sẵn và theo nó hàng năm trời. Tất nhiên bản thân kế hoạch phải thường xuyên được kiểm định và hoàn thiện. Nhưng với quản lý rủi ro tồi thì số tiền bạn kiếm được bằng mồ hôi nước mắt có thể tan thành mây khói trong chốc lát.

Paul Tudor Jones về bảo vệ vốn tài khoản của mình:

Paul Tudor Jones

Bảo toàn vốn là phần quan trọng nhất trong giao dịch và thường hay bị bỏ qua nhất.

“Tôi luôn nghĩ tới việc mất tiền thay vì kiếm tiền. Đừng tập trung vào việc kiếm tiền, hãy tập trung vào việc bảo vệ cái mình có”.

Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần xem lại khi đã bị cháy tài khoản là mình sai ở đâu, mà đáng lẽ ra có thể bảo vệ được nó khi nào. Nếu chúng ta cứ lặp lại mãi sai lầm để làm cháy liên tiếp các tài khoản chứng tỏ ta chưa bao giờ tìm thấy nguyên nhân từ đâu. Có thể khi đó nhiệm vụ cấp bách nhất là tìm cách bảo vệ vốn thay vì cứ lao tiếp vào vết xe đổ mà không biết.

Còn tiếp

Nguồn: Fin.vn

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư tài chính happy.live

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề