Paul Tudor Jones sử dụng biểu đồ, lật ngược thế cờ kiếm 100 triệu USD vào thứ hai đen tối năm 1987
Vào ngày thứ hai đen tối năm 1987, Paul Tudor Jones đã dự đoán chính xác thị trường chứng khoán sẽ lâm vào khủng hoảng và thực hiện cú bán khống huyền thoại kiếm hơn 100 triệu USD trong 1 đêm. Nhưng ít ai biết Paul Tudor Jones, một quản lý quỹ thành công nhất trong lịch sử thị trường tài chính, cũng được biết là một phù thủy thị trường trong cuốn Market Wizards đã từng so sánh sự kiện năm 1987 với Đại khủng hoảng tài chính năm 1929.
Biểu Đồ chính là Vũ khí giúp Paul Tudor Jones kiếm 100 triệu vào khủng hoảng 1987
Làm thế nào để Paul Tudor Jones có thể thấy được sự kiện mà không có bất kỳ ai ngờ tới? Jones trả lời ông đã sử dụng những biểu đồ tương tự như năm khủng hoảng tài chính 1929. Paul Tudor Jones và Peter Borish, đã bí mật nghiên cứu đồ thị chứng khoán từ năm 1980 và so sánh với biểu đồ chứng khoán giai đoạn 1920 – 1929. Bạn biết chuyện gì xảy ra không? Cả hai biểu đồ đều có mức độ tương quan rất cao. Sử dụng biểu đồ này chính là công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ cho Paul Tudor thực cú bán khống lịch sử năm 1987.
Chỉ số DowJones đi từ 777 điểm năm 1982 lên 1700 năm 1986 – tăng 119% trong 4 năm. Từ 1986 đến tháng 08/1987, DowJones tăng lên đến 2700, chỉ trong 9 tháng. Như vậy, chỉ số này đã tăng quá nóng trong thời gian quá ngắn. Dạng tăng nóng này gọi là đường cong parabol, như hình minh họa dưới đây
Chúng ta thấy được từ biểu đồ về biến động trước khi thị trường sập năm 1987 là mô hình parabol, và cách thị trường chuẩn bị sập khi đường xu hướng (trendline) của giai đoạn 4 (base 4) bị cắt gãy. Sau đó, thị trường tăng tốc theo hướng giảm khi đường cong parabol đã bị phá.
Ông Paul Tudor Jones II đã so sánh biểu đồ DowJones năm 1987 với biểu đồ của cú sập năm 1929 và nhận ra điều tương tự, vì vậy ông đã chuẩn bị “bắt đỉnh”. Tuy nhiên, ông không chắc khi nào cú sập sẽ xảy ra, vì vậy ông đã thử bắt đỉnh vài lần. Ông bán ra vài lần và dừng lỗ với mức nhỏ. Vì vậy, ông dính vài lệnh lỗ nhỏ trước khi trúng được 1 cú lớn. Tổng lại, số lợi nhuận lớn hơn nhiều so với tổng số lỗ để “dò” bắt đỉnh.
Nhìn chung, phương pháp của “siêu trader” Paul Tudor Jones II là dùng mô hình đường cong Parabol để đoán thị trường đi vào trạng thái “quá mua” – overbought – rồi sau đó ra tay dần dần. Sở dĩ ông tìm được mô hình này vì ông quan sát đợt sập giá quá khứ của S&P 500 để tìm ra mô hình này. Ông không đoán được chính xác thời điểm nên ông chỉ bán dò từng đợt cho đến khi đúng.
Câu chuyện của Paul Tudor Jones không chỉ là một bài học về sự kiên nhẫn và tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật, mà còn cho thấy giá trị to lớn của việc nghiên cứu các mẫu hình biểu đồ. Đây cũng chính là lý do bộ sách “Bách Khoa Toàn Thư Mẫu Hình Biểu Đồ” ra đời – để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ và áp dụng các mẫu hình kinh điển như vai đầu vai, cốc tay cầm, và nhiều mẫu hình khác vào chiến lược đầu tư của mình.
Bộ sách được viết bởi Thomas B. Bulkowski, ông đã dành hơn 30 năm để nghiên cứu dữ liệu về mẫu hình, trong ấn bản thứ 3 này chứa tới 150,000 ví dụ về mẫu hình, gấp 10 lần so với ấn bản đầu tiên (15.000) và gần gấp 4 lần so với ấn bản thứ hai (38.500). Có thể nói đây là tài liệu nghiên cứu mẫu hình hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Bộ sách không chỉ cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn kèm theo các ví dụ thực tế từ thị trường, giúp bạn nhận diện và tận dụng các cơ hội đầu tư một cách hiệu quả. Với hơn 75 mẫu hình được phân tích chi tiết và dữ liệu thống kê về tỷ lệ thành công của từng mẫu hình, đây sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn làm chủ thị trường tài chính.
Hãy đón chờ bộ sách “Bách Khoa Toàn Thư Mẫu Hình Biểu Đồ”, dự kiến ra mắt vào tháng 3/2025 này nhé. Nếu bạn quan tâm hãy để lại Comment “Tôi quan tâm” bên dưới để nhận thông báo sớm nhất khi sách được phát hành!
Happy Live team sưu tầm/TraderViet