Giăng lưới thu lời cao chỉ với lợi thế “chênh lệch”
Nhà đầu tư trên thị trường luôn phải biết nắm bắt lợi thế “chênh lệch” để tạo lợi nhuận tối đa và giảm rủi ro tối thiểu cho dự án đầu tư của mình.
1. Nhận biết lợi thế “chênh lệch” trong những cơ hội
Mỗi khi bạn bắt đầu một dự định đầu tư mới, cốt lõi nằm ở việc bạn đã nhận biết được sự “chênh lệch” giữa bạn với đối thủ chưa? Nếu như bạn không tìm ra được, vậy thì bạn đã thử tạo ra nó chưa?
Một trong những bài học không-được-phép-quên dành cho các nhà đầu tư trong quyển sách “Nghệ thuật đầu tư Dhandho” của Mohnish Pabrai chính là “Tập Trung Vào Sự Chênh Lệch”.
-
Hình dung cụ thể cho sự “chênh lệch”:
Hai người hàng xóm đều có dự định đầu tư vào cửa hàng ăn uống nhưng chiến lược của họ lại hoàn toàn khác nhau.
-
Người A:
Anh dự định sẽ mở cửa hàng ngay tại một con phố sầm uất với đa dạng các cửa hàng lớn nhỏ khác nhau. Anh ta tập trung đầu tư vào việc thuê 1 vị trí đắc địa, đầu tư vào trang trí và thiết kế cửa hàng.
Sản phẩm anh ta chỉ là những món ăn vặt theo trào lưu của giới trẻ, anh ta nhập sản phẩm đồ ăn và đồ uống hoàn thiện từ một bên khác và công việc của anh chỉ là bán và thu lời.
Để có thể thu lại vốn, anh A phải tăng giá sản phẩm lên so với mặt bằng chung nhưng anh ta tự tin rằng cửa hàng sẽ giúp anh hồi vốn trong 3 tháng.
-
Người B:
Anh tai tìm hiểu được rằng gần nơi anh ta sống có một ngôi trường cấp 2 mới xây xong và trong tháng tới sẽ đưa vào hoạt động. Anh tranh thủ đi dạo 1 vòng khu vực xung quanh ngôi trường, anh ta thấy rằng vẫn chưa có ai buôn bán gì nơi đây cũng như tìm thấy 1 khoảng đất trống khiêm tốn đối diện cổng sau của trường.
Anh hỏi xin chủ nhà cho thuê khoảng đất trống này và dựng 1 sạp đồ ăn uống nhỏ. Vì đối tượng anh ta nhắm đến là học sinh, giáo viên trường cũng như phụ huynh nên anh ta chỉ bỏ chút vốn để chuẩn bị những món ăn vặt như bánh tráng, kẹo dẻo, nước mía, rau má, sữa đậu nành.
Dự tính tiền thuê bãi đất, sạp và nguyên liệu ăn uống của anh ta đều rất rẻ vì anh ta chịu khó nhập nguyên liệu từ những khu chợ bán sỉ và tự làm sản phẩm cho cửa hàng của mình nên anh cũng không phải trả tiền công cho bên trung gian.
-
Kết quả sau 3 tháng:
Người A sau 3 tháng thì quyết định chấm dứt việc đầu tư của mình vì hầu như trong một ngày, anh chỉ tiếp được từ 2-3 khách.
Người B sau 3 tháng để hồi lại được vốn và công việc kinh doanh của anh ta bắt đầu sinh ra lợi nhuận.
-
Tất cả tại sự “chênh lệch”
Người A có lợi thế vì mặt bằng và cửa hàng nhưng chi phí anh ta phải bỏ ra cho việc duy trì dự án này thì khá cao. Ngoài ra, sản phẩm anh không có gì mới lạ + việc anh phải tăng giá sản phẩm cao hơn thị trường để thu lời đã khiến anh mất điểm trong mắt khách hàng.
Người B tuy nhìn lép vế hơn nhưng thực ra, anh ta đã tạo ra được lợi thế “chênh lệch” đáng kể so với người A.
Chi phí duy trì cửa hàng của người B thấp hơn
Anh ta gần như không có một đối thủ cạnh tranh nào
Sản phẩm của anh ta phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng mục tiêu
Giá cả của người B có thể thấp hơn giá thị trường nhưng anh vẫn có thể thu về lợi nhuận cao với lượng khách hàng đông đúc hằng ngày
Đặt trường hợp tồi tệ nhất là số lượng khách hàng không như kỳ vọng thì anh ta vẫn không lỗ bao nhiêu.
2. Việc áp dụng lợi thế “chênh lệch” sẽ mang về lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư
Chúng ta vẫn dựa từ câu chuyện trên, vậy người B còn tạo ra được lợi ích đầu tư lâu dài gì từ lợi thế “chênh lệch” có sẵn?
Sau 3 tháng hay 6 tháng, người B đã có một tệp khách hàng trung thành nên cho dù có sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh thì khả năng cao khách hàng vẫn sẽ ủng hộ người B. Nguyên do có thể xuất pháp từ tâm lý cảm thấy an toàn và quen thuộc từ khách hàng, họ sẽ thường từ chối ủng hộ cửa hàng mới nếu thấy sản phẩm không khác gì cửa hàng cũ.
Người B có thể dùng số tiền lời để tiếp tục đầu tư cửa hàng và sản phẩm của mình, anh ta có thể tăng giá lên một chút mà vẫn giữ được sự tín nhiệm của khách hàng.
Nếu ai đó muốn cạnh tranh với người B thì họ sẽ cần phải cân nhắc đầu tư vào sản phẩm khác để tránh sự “đụng hàng”.
Tạm Kết
Người B đã sử dụng thành công nghệ thuật Dhandho để tạo cho mình lợi thế “chênh lệch” vững chắc cho mình nhưng đây chỉ là một trong những bí quyết được chia sẻ trong quyển “Nghệ thuật đầu tư Dhandho”.
Với những nhà đầu tư đang tìm kiếm biên độ an toàn rộng rãi và muốn tối thiểu rủi ro trong từng dự án của mình thì ngoài hiểu biết về việc tạo lợi thế “chênh lệch”, bạn và tôi còn phải thuộc lòng những bí quyết khác trong quyển “Nghệ thuật đầu tư Dhandho” của Mohnish Pabrai.
Tác giả: Happy Live Team
Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao)