Guy Spier: ĐẦU TƯ CŨNG GIỐNG NHƯ CÁCH BẠN TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG
Trong quyển sách Lột xác để trở thành người đàn ông giá trị, Guy Spier có chia sẻ về trải nghiệm giai đoạn 2008-2009 quá căng thẳng và gay gắt khiến ông khó lòng giữ được sự cân bằng. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhà đầu tư. Chúng ta đều biết rằng cần phải có một thân thể khỏe mạnh, một cuộc sống cá nhân viên mãn, và giữ cân bằng về tinh thần. Nhưng bức tranh thần tiên này không chỉ là một giấc mơ mong manh, tân thời và sự thật là thật khó để đầu tư cho tốt nếu cuộc sống bên ngoài đầu tư của bạn đầy những xáo trộn, căng thẳng, hay trì trệ.
Những nhà đầu tư vĩ đại thường không công khai những thử thách cảm xúc họ trải qua. Nhưng George Soros cho chúng ta cảm nhận một tí cái gọi là căng thẳng của nhà đầu tư khi viết rằng, có những lúc ông không chắc ông là người điều hành quỹ, hay quỹ đang điều hành ông. Trái lại, Buffett nói ông vẫn nhảy chân sáo đến chỗ làm mỗi buổi sáng. Sự vui tươi và thích thú với cuộc sống của ông được phản ánh qua khiếu hài hước và tình yêu bài bridge của ông. Ông đã tìm thấy đam mê đời mình, và ông tỏa sáng bên trong những đam mê ấy.
Ông muốn bơm vào cuộc sống của mình thêm nhiều niềm vui, để giữ lại sự vui thú tôi đã đánh mất qua những tháng năm cuộc đời. Trong cuộc khủng hoảng, có những thời điểm sự nghiệp của tôi như chỉ mành treo chuông. Cuộc thảm sát của thị trường quá đỗi khốc liệt đến nỗi không biết bao nhiêu quỹ đã phải ngưng hoạt động. Ngay cả những nhà đầu tư nổi danh như Bill Miller cũng bị “lăng trì” đến độ danh tiếng bị thương tổn trầm trọng.
Một trong những nhà đầu tư tài ba nhất mà tôi biết, học trên tôi một năm ở Harvard, mất đến 80% giá trị và quỹ của anh phải ngưng hoạt động. Anh đang ở đầu độ tuổi 40, nhưng sự nghiệp đã từng rực rỡ của anh thế là chấm hết. Với tôi, trận sụp đổ này như một trải nghiệm kề cận với cái chết với giới đầu tư. Nó buộc tôi phải quyết định lại cách sống tôi muốn và điều gì thật sự quan trọng với tôi. Trong chặng đường đi tìm lẽ sống này, tôi bắt đầu nhận ra mình đã tự nhốt mình trong cái nhìn sự nghiệp như một cuộc đấu tranh sinh-tử.
Cách nhìn nhận của tôi quá đỗi khắt khe: tôi không chỉ muốn trở thành một nhà đầu tư vĩ đại, mà tôi còn mong mình trở thành Warren Buffett. Nhiều năm qua, tôi đã khiến bản thân tập trung đến mức gần như điên dại hòng đạt được mục tiêu, tôi hành xử như thể kết quả thi cử, học lực đại học, và lợi nhuận đầu tư của quỹ là mọi thứ tôi cần, và như thể những điều ấy nói lên tôi là ai và xác định giá trị của tôi vậy.
– Trích Lột xác để trở thành người đàn ông giá trị –
Hiểu được các cung bậc cảm xúc trong đầu tư chứng khoán có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt, thành công hơn trong dài hạn. Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường dựa vào tâm lý chung thị trường để ra quyết định bán ra và mua vào hợp lý, tối ưu hóa lợi nhuận. Buffett đã từng nói: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”, tuy nhiên phần đông nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam đều rất ít khả năng làm được điều đó. Bạn có thể tham khảo 16 cung bậc tâm lý cảm xúc thường gặp khi đầu tư tại đây nhé!
ĐẶT NGAY
Tìm hiểu thêm về sách LỘT XÁC ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ