fbpx

Guy Spier và bài học từ Warren Buffett: Ngưng so sánh với người khác, học đánh giá bản thân từ bảng điểm bên trong

Nhà đầu tư và tác giả Guy Spier viết trong cuốn sách Lột Xác Để Trở Thành Một Nhà Đầu Tư Giá Trị “Một trong những tính cách của Buffett là ông chọn lối sống theo Bảng điểm bên trong (Inner Scorecard) của chính mình. Không có nghĩa bất cứ điều gì ông làm là đúng, mà những gì ông làm đúng với ông… Không có gì giả tạo hay giả đò về chính bản thân mình. Ông ta thấy không có lý do gì để thỏa hiệp các tiêu chuẩn hoặc xâm phạm những đức tin của bản thân.”

“Khi dạy con, tôi nghĩ rằng bài học mà chúng học được từ khi còn rất nhỏ chính là những điều cha mẹ chúng tập trung. Nếu tất cả sự tập trung vào những gì thế giới sẽ nghĩ về bạn, mà quên đi cách bạn thực sự cư xử, thì bạn đang hành xử theo Bảng điểm bên ngoài. Bố tôi, ông ấy là một người tuân theo Bảng điểm bên trong từ gốc tới ngọn” – Warren Buffet

Bảng điểm bên trong vs Bảng điểm bên ngoài

Bảng điểm bên trong (inner scorecard): là một tấm thước đo giá trị bản thân, mục tiêu sống, quá trình phát triển, thành quả, vật chất, hạnh phúc, của riêng một người đối với chính anh ta. Nó có thể thay đổi theo thời gian xong nó không thể bị tác động bởi quan điểm của một nhóm người nào khác bên ngoài.

Bảng điểm bên ngoài (outer scorecard): trái ngược lại, là một thước đo dựa trên các chuẩn mực của xã hội, hình ảnh của bản thân trong mắt mọi người, những lời ngợi khen hay những lời chê bai chỉ trích đến từ một nhóm người khác, mà một người nhìn vào để định hình nên bản thân mình. Nếu một người có bản chất hoặc niềm tin trái ngược với thẻ điểm bên ngoài nhưng khi đã chọn nó, anh ta sẽ chú trọng vào quan điểm người khác nghĩ về mình nhiều hơn nhận xét của bản thân về chính mình.

Guy Spier và bài học từ Warren Buffett: Ngưng so sánh với người khác, học đánh giá bản thân từ bảng điểm bên trong

Bạn chọn bảng điểm nào cho mình?

Guy Spier đã tiếp thu được bài học này trong buổi ăn trưa trị giá 15 tỷ đồng của Warren Buffett. Warren Buffett giải thích việc trung thành với những giá trị mà bạn biết rõ từ trong tâm khảm là đúng đắn lại vô cùng quan trọng, thay vì bị lung lạc bởi những nguồn lực bên ngoài như áp lực từ các cộng sự.

“Thật quan trọng để luôn sống cuộc đời của bạn theo bảng điểm bên trong bạn (inner scorecard), không phải theo một bảng điểm bên ngoài (outer scorecard)”, Warren Buffett nói. Để minh họa cho điều này, ông hỏi Guy Spier, “Các cậu có muốn được công nhận là người tình tuyệt vời nhất thế giới nhưng người biết cậu lại cho rằng cậu là người tình hạng bét – hay các cậu muốn ngược lại, cậu là người tình tuyệt nhất thế giới, nhưng bị xem là hạng bét?” Vào thời khắc ấy, Guy nhớ đã nghĩ rằng “Ừ, đúng vậy”. Nhưng chỉ sau này Guy Spier mới cảm nhận được trọn vẹn sức mạnh của lời khuyên này.

Quá trình thay đổi, Guy Spier bắt đầu nhận ra mình đã hoang phí cuộc đời mình khi chạy theo một bảng điểm bên ngoài. Guy đã luôn mong đợi mọi người yêu quý và ngưỡng mộ mình – giành được sự tán thưởng của các giảng viên ở Oxford và Harvard, được công nhận là một nhân viên ngân hàng đầu tư và một người kiếm mối làm ăn thành công ở D. H. Blair, được ngưỡng mộ như một quản lý quỹ hàng đầu. Những điều không cần thiết này đã khiến Guy không thể không lạc lối. Điều mà Guy thực sự cần là đánh giá bản thân bằng thang điểm bên trong. 

Thật khó để nói nhiều hơn về tầm quan trọng của những tư tưởng của Buffett. Suy cho cùng, bao nhiêu sự dư thừa vị kỷ và những thỏa hiệp về đạo đức đã gây nên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có thể đã tránh được nếu các môi giới nhà đất, nhân viên ngân hàng, và những người khác sống theo bảng điểm bên trong? Như Warren đã giúp Guy hiểu, người ta cũng rất thường biện minh cho những hành động không phù hợp hay sai lầm của bản thân bằng cách tự trấn an rằng ai ai cũng làm vậy.

Một trong những nét tính cách rõ nét nhất của Buffett là ông sống theo bảng điểm của chính ông, một điều được thể hiện hết sức rõ nét. Ông không chỉ làm điều đúng không thôi, ông làm điều mà bản thân ông cho là đúng. Như Guy đã chứng kiến trong bữa trưa hôm ấy, ở ông không có gì gọi là giả tạo hay cố thể hiện. Ông chẳng thấy có lý do gì cần phải nhượng bộ những tiêu chuẩn của mình hay vi phạm niềm tin. Thực sự, ông đã nói với các cổ đông Berkshire rằng có những điều ông có thể làm để khiến công ty lớn hơn và có nhiều lợi nhuận hơn, nhưng đó không phải những điều ông sẵn sàng làm. Ví dụ, ông từ chối sa thải người khác hay bán các cổ phần mà ông có thể dễ dàng thay thế bằng những doanh nghiệp có lợi nhuận tốt hơn. Tương tự, vài nhà đầu tư than phiền rằng Berkshire sẽ có lợi nhuận cao hơn nếu ông chuyển quốc gia nộp thuế sang Bermuda như các công ty bảo hiểm khác vẫn làm. Nhưng Buffett không muốn công ty mình đóng ở Bermuda mặc dù điều này hoàn toàn hợp pháp và sẽ giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đô la tiền thuế.

Đây là một trong những bài học lớn nhất mà Guy Spier tiếp nhận trong bữa ăn trưa. Chúng ta không cần sống theo cách phải che mắt thiên hạ, không cần sống theo tiêu chuẩn hay ý kiến của người khác mà hãy trở thành một phiên bản chân thực hơn của chính mình! 

Happy Live Team (Trích sách Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị)

Có thể bạn quan tâm

Lột xác để trở thành Nhà đầu tư giá trị – Guy Spier

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề