fbpx

Hai bàn tay trắng tạo nên đế chế hơn 7 TỶ USD của ông hoàng thời trang Mỹ – Ralph Lauren

Khi nhắc đến câu chuyện khởi nghiệp thời trang, bất cứ ai trong làng thời trang đều sẽ nhớ ngay đến cái tên Ralph Lauren – người sáng lập ra thương hiệu thời trang Polo.

Hai bàn tay trắng tạo nên đế chế hơn 7 TỶ USD của ông hoàng thời trang Mỹ

1. Câu chuyện tạo nên đế chế thời trang Polo trị giá hơn 7 TỶ USD từ ông hoàng thời trang Mỹ Ralph Lauren

Năm 1967, Ralph Lauren làm việc cho cửa hàng Beau Brummel Neck wear và đây cũng là nơi ông tạo ra những chiếc cà vạt đầu tiên mang tên ông.
 
Mặc dù xu hướng thiết kế ngày đó thiên về những tone màu cơ bản như trắng đen nhưng ông đã táo bạo khi đã thiết kế ra những chiếc cà vạt bản rộng nhiều màu sắc và cố gắng bán những chiếc cà vạt này cho Blooming Dales, họ đồng ý mua với điều kiện gạch tên ông ra khỏi sản phẩm.
 
Lauren đương nhiên không đồng ý và khi những chiếc cà vạt mang tên Lauren được bán chạy ở các cửa hàng đối thủ thì Blooming Dales đã đồng ý bán cà vạt dưới tên ông. Những chiếc cà vạt đầu tiên thu về cho Lauren 50.000 USD đầu tiên. Câu chuyện khởi nghiệp của ông bắt đầu từ đây.
 
Tất cả lối suy nghĩ, tư duy sáng tạo và sự kiên trì của ông đã giúp ông khởi nghiệp thành công và làm nên một thương hiệu thời trang nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ.
 
Thành công luôn đi kèm với tư duy kinh doanh vượt bậc và sau đây là 3 chia sẻ đắt giá mà những nhà khởi nghiệp có thể học được từ Ralph Lauren.
13 tỷ phú thời trang giàu nhất - Mặc đẹp

3 bài học bạn sẽ nhận được qua câu chuyện kinh doanh

1. Tìm kiếm những điều còn thiếu trên thị trường

Trở thành người giỏi nhất có thể tốn kém, đầy thử thách và mất thời gian. Tìm cách để khác biệt hoặc đi ngược lại vấn đề và bạn sẽ có thời gian nổi bật dễ dàng hơn.

2. Khởi chạy, sau đó lặp lại

Người đồng sáng lập LinkedIn, Reid Hoffman, nổi tiếng với câu nói: “nếu bạn không cảm thấy bối rối trước phiên bản đầu tiên của sản phẩm, thì bạn đã ra mắt quá muộn”. Không ai có thể ghi điểm tuyệt đối ngay từ lần đầu nhưng thay vào đó, chúng ta có cơ hội để học và cải thiện nhiều hơn.

3. Lấy hành vi của người tiêu dùng làm chỉ dẫn

Thay vì làm ra một sản phẩm không ai muốn chỉ vì đó là lý tưởng của cá nhân bạn, hãy nhìn vào hành vi thực tế của những khách hàng tiềm năng. Nếu nhận được những phản hồi tích cực, quay lại bản kế hoạch và tiếp tục. Khi bạn bắt đầu nghe thấy “tôi có thể mua nó ngay bây giờ không” tức là mọi thứ đang hiệu quả.
 
Để tạo nên thành công của bất kỳ thương hiệu nào, người làm kinh doanh cần thấu hiểu, biết cách làm Marketing và xây dựng mối quan hệ với khách hàng bên cạnh việc xây dựng thương hiệu cũng như phát triển đội nhóm. Bạn có thể tìm đọc thêm những cuốn sách kinh doanh tuyệt vời từ Happy Live để bắt đầu hành trình kinh doanh – khởi sự – khởi nghiệp từ hôm nay. 
Happy Live Team
Nguồn câu chuyện: ngoisao.vnexpress.net,
bài học được đúc rút từ cuốn sách Marketing giỏi phải kiếm được tiền

Có thể bạn quan tâm

Quyển sách được viết bởi cựu CMO Coca-Cola Sergio Zyman

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề