fbpx

Hệ thống Ichimoku Charts: Nguyên lý sóng trong Ichimoku, 1 trong 3 nguyên lý quan trọng nhất cần nắm rõ

Hệ thống Ichimoku – Các nhà phân tích theo hệ thống giao dịch Ichimoku thì thường phân tích kỹ lưỡng về mô hình, sóng, tính toán giá cả và thời gian mục tiêu. Ba điểm chính của phân tích trong Hệ thống Ichimoku Kinko Hyo được gọi là:

1. Nguyên lý sóng
2. Giá mục tiêu
3. Nguyên lý thời gian

Chúng phải được sử dụng đồng thời vì về cơ bản chúng liên quan và có sự kết nối lẫn nhau. Đối với các nhà phân tích phương Tây những nguyên lý này cũng là hết sức thông dụng và gần như ai cũng hiểu.

Những mô hình bền vững thường có một trong vài cấu trúc thông thường. Những cơ bản trình bày dưới đây là các đường đi tiêu chuẩn mà Ichimoku Sanjin thấy thị trường vẫn thường đi theo.

Nguyên Lý Sóng

Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào các nền tảng bền vững của Nguyên Lý Sóng. Mặc dù có rất nhiều biến thể trong số này, tất cả đều có cơ bản giống nhau:

• Phạm vi mức giá và số lượng sóng với kích thước sóng tương ứng với hai yếu tố đầu tiên.
• Các dự báo về những điểm phá vỡ về giá (break-out price) dựa trên kích thước của những con sóng và những mẫu hình nền tảng.

Nói cách khác, những mẫu hình tích lũy (consolidation patterns) có thể được phân chia thành một loạt các con sóng nhỏ và kích thước của các mẫu hình xác định sự phát triển của sóng tiếp theo sau sự phát vỡ về giá (break-out) được hình thành.

Nguyên lý sóng trong Ichimoku
Hình 4.1: Sóng đơn

Bắt đầu với sóng đơn giản nhất gọi là “I”: một thị trường hoặc sẽ đi lên theo tuần tự tuyến tính theo đường thẳng hoặc đi xuống đều đặn, thường thì một con sóng này sẽ đi theo sau con sóng kia.

Nguyên lý sóng trong Ichimoku
Hình 4.2: Sóng đôi

Hai sóng đơn cùng nhau kết hợp thì tạo thành sóng hình chữ “V”, đây là mẫu hình đơn giản thứ hai, và nó có thể bắt đầu với một di chuyển tăng giá sau đó đảo ngược, hoặc ngược lại.

Nguyên lý sóng trong Ichimoku
Hình 4.3: Sóng 3

Những mẫu hình sóng trở nên một chút thú vị hơn với sóng “N”,đây là một sự kết hợp xen kẽ ba sóng hoặc di chuyển lên trước hoặc xuống trước (như trong hình).

Nguyên lý sóng trong Ichimoku
Hình 4.1 Sóng năm

Sau đó, chúng tôi có 5 sóng kết hợp:

1. Sóng “P” chúng ta thể gọi là sóng hình tam giác, hoặc mô hình cờ hiệu, tại đó 5 sóng xen kẽ với kích thước nhỏ dần dần và chúng ta có thể vẽ ra được. Những điều này xảy ra trong một thị trường lên hoặc xuống, với điểm đầu tăng vượt trội trong một thị trường tăng giá dài hạn (longer term bull market) và điểm đầu cờ xuống dốc mạnh trong một thị trường giảm giá dài hạn hơn (bear market).

2. Sóng “Y” là mô hình 5 sóng xen kẽ, chúng ta có thể mô tả nó như là một mô hình mở rộng đỉnh hoặc đáy. Một mẫu hình tam giác được hình thành là loại mẫu hình có biến động giá lớn dần hơn theo thời gian chứ không phải là nhỏ. Đây có thể là khởi đầu của một đợt tăng mạnh hoặc với một sự suy giảm mạnh về giá.

Cũng khá thú vị khi lưu ý đến cách sử dụng các chữ cái của phương Tây khi đặt tên cho cả 2 mô hình và những con sóng trong nó. Người ta cho rằng cách đặt tên này làm cho hệ thống có cái nhìn thiên về kỹ thuật và sang trọng hơn.

Cũng giống như ở một số nước thị trường mới nổi, những cái áo phông (T-shirt) thường được trang trí những câu khẩu hiệu tiếng Anh cho hợp mốt (thường bị đánh vần sai), vì vậy ở Nhật Bản cũng thế, sử dụng các từ phương Tây được coi là hợp thời. Sự thật là có lẽ những ký tự Trung Quốc không có thể mô phỏng hình dạng của những sự di chuyển trong các bước sóng, ví dụ như sóng N Wave (đó là lên, xuống, lên). Ngoài ra, ký tự Trung Quốc không tuân theo trong một dãy A – Z như bảng chữ cái Tây, và do đó không thích hợp cho việc đếm sóng tuần tự liền nhau. Chúng ta sẽ đề cập về nó sau.

Có lẽ Hosoda đã rất lạc quan khi tin rằng mỗi bước di chuyển của mức giá có thể được giải quyết bằng cách kết hợp của chỉ năm mẫu sóng đã đề cập ở trên. Trong phân tích kỹ thuật phương Tây, chúng tôi sử dụng các mô hình P và Y như là một tiêu chuẩn, mặc dù nó xảy ra và hiếm khi liên quan đến toàn bộ loạt các động thái khác có thể được quan sát, hầu hết trong số đó không thể gọi tên và được xem như là tín hiệu nhiễu nói chung. Hai mô hình P, Y được xem là những mô hình đứng riêng lẻ, đơn độc một mình, trong khi 3 mô hình sóng còn lại (I, V, N) có thể được sử dụng trong kết hợp với nhau, bổ trợ lẫn nhau.

Cũng như 3 mô hình cơ bản (I, V, N) Sasaki đã thêm một mô hình ông gọi là “4”, vì nó là một mô hình bốn bước, một lần nữa thì đầu tiên sóng “4” có thể bắt đầu bằng một đợt tăng hoặc một đợt suy giảm. Vì vậy, P và Y được sử dụng theo cách riêng. Bốn loại sóng khác, trong đó mỗi loại có hai biến thể (bắt đầu với 1 sóng lên hoặc xuống), có thể được kết hợp với nhau để tạo thành những mô hình sóng phức hợp.

Các đồ thị dưới đây giúp bạn hình dung các con sóng có thể biến đổi một cách nhanh chóng thành nhiều hình thức khác nhau như thế nào. Và các khối mẫu hình cơ bản có thể tạo ra vô số những hình thức di chuyển tiềm ẩn của thị trường. Bây giờ bạn có thể xem những kiểu di chuyển chúng ta thường thấy trong các đồ thị.

Nguyên lý sóng trong Ichimoku

 

Nguyên lý sóng trong Ichimoku

Nguyên lý sóng trong Ichimoku

Nguyên lý sóng trong Ichimoku

Nguyên lý sóng trong Ichimoku

Nguyên lý sóng trong Ichimoku

Nguyên lý sóng trong Ichimoku

Không có giới hạn cho số lượng của sóng

Xu hướng dài, được xây dựng dựa trên những xây dựng cơ bản này, được đặt tên liên tục, tuần tự, sử dụng số hoặc các chữ cái phương Tây. Không có giới hạn nào về số lượng các sóng cần thiết để hoàn thành một xu hướng dài hạn, không giống như các động thái ngắn hạn bị giới hạn trong những con sóng đơn, đôi hoặc ba.

Không giống như trong lý thuyết sóng Elliot, trong một thì trường tăng phải có 5 sóng xen kẽ cao hơn, và cả thị trường giảm ba sóng di chuyển thấp hơn. Hosoda hài lòng với việc tính những bước di chuyển dài hạn như 3 hoặc 5 thậm chí 20 sóng ( được đặt với các chữ cái từ A đến để Z hoặc dãy chữ số đến vô tận).

Nến tuần tốt hơn nến ngày

Tác giả tin rằng việc đếm sống lượng sóng hiệu quả hơn khi làm việc với cây nến tuần, chứ không phải là nến ngày. Chắc chắn rằng những mức cao quan trọng và mô hình đảo chiều mạnh mẽ thường rõ ràng khi được thể hiện trên đồ thị tuần. Từ đó, việc tính sóng dễ dàng được chấp nhận hơn và những phân tích có cơ hội thành công lớn hơn. Tôi thường đặt niềm tin lớn hơn cho mẫu hình nến trên đồ thị tháng và tuần chứ không phải đồ thị ngày.

Kết luận: Nguyên lý sóng bao gồm có 2 phần

  •  Nguyên tắc ít quan trọng hơn là việc gắn mốc cho những mức cao và thấp trung bình bằng các chữ cái hoặc con số. Vì không có giới hạn số lần di chuyển nên quá trình này có vẻ như không thích hợp lý. Công dụng duy nhất tôi có thể thấy từ việc này là để làm cho nó dễ dàng hơn khi chia nhỏ các xu hướng dài hạn thành những thành phần sóng ngắn hạn cấu thành sóng lớn.
  • Đáng nói hơn là tất cả các mô hình bền vững đều có thể chia nhỏ ra với sự kết hợp của các mô hình I. V, N, P và Y, thêm mô hình số 4 của ông Sasaki

Nguồn: Sách Hệ Thống Giao Dịch Ichimoku Charts

Có thể bạn quan tâm
“Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts” – Nicole Elliott

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề