Hiểu chu kỳ kinh tế để nắm được bức tranh tổng thể của thị trường chứng khoán
Chu kỳ thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế có mối liên quan mật thiết với nhau, chúng phát ra các tín hiệu để một nhà đầu tư có thể nhận biết tương đối chính xác bản thân đang ở đâu trong một chu kỳ kinh tế, cũng như trong chu kỳ thị trường chứng khoán, nhờ đó đưa ra chiến lược phù hợp.
Chu Kỳ Là Gì?
Chu kỳ là chuỗi các sự kiện lặp lại theo thời gian. Kết quả có thể không giống nhau mỗi lần nhưng có các đặc điểm khá giống nhau. Lấy ví dụ thời tiết bốn mùa. Mỗi năm chúng ta có mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông. Sau mùa đông, chúng ta lại có mùa xuân và chu kỳ của thời tiết sẽ lại bắt đầu. Tuy nhiên, mùa hè năm nay sẽ không giống như mùa hè năm ngoái vì nhiệt độ có sự thay đổi hàng năm. Chu kỳ kinh tế và chu kỳ thị trường chứng khoán cũng tương tự.
Các sự kiện trong vòng đời của chu kỳ thị trường không đơn thuần là các sự kiện nối tiếp nhau, mà quan trọng hơn, sự kiện này là nguyên nhân của sự kiện tiếp theo. Chu kỳ thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế có mối liên quan mật thiết với nhau, chúng phát ra các tín hiệu để một nhà đầu tư có thể nhận biết tương đối chính xác bản thân đang ở đâu trong một chu kỳ kinh tế, cũng như trong chu kỳ thị trường chứng khoán, nhờ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp. Cụ thể, khi nhận ra những dấu hiệu thị trường bò tót sắp bắt đầu, đây là thời cơ chúng ta đầu tư mạnh, ngược lại khi bắt đầu thị trường gấu, cần hiểu rõ xu hướng và đi theo xu hướng giảm, hoặc giữ tiền mặt gửi tiết kiệm. Đi ngược xu hướng thị trường luôn là con đường dẫn xuống vực thẳm. Hiểu được chu kỳ kinh tế trong mối liên hệ với chu kỳ thị trường chứng khoán cũng giúp bạn phán đoán được các ngành nhiều khả năng sẽ tăng giá mạnh hơn các ngành còn lại nhờ bước vào giai đoạn làm ăn thuận lợi trong chu kỳ kinh tế.
Biểu đồ TRONG HÌNH SỐ 1 thể hiện thị trường chứng khoán đạt đỉnh, sau đó sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2007-2008 trước khi suy thoái kinh tế xảy ra. Biểu đồ cũng ghi chú thời điểm thích hợp đầu tư vào từng ngành trong số 11 ngành điển hành trong chu kỳ kinh tế.
Xin bạn hãy được lưu ý rằng, biểu đồ trên cho thấy thị trường tạo đáy khi nền kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái, và thị trường đạt đỉnh khi nền kinh tế còn đang đi lên, học được điều này giúp bạn luôn tham gia sớm trở lại thị trường khi mọi người vẫn đang nghi ngờ khi nhìn vào các số liệu kinh tế, và thoát vùng đỉnh ôm tiền mặt khi mọi người vẫn hô hào “nền kinh tế còn rất tốt nên thị trường không thể giảm mạnh được”. Thắng bại nằm ở chỗ rút lui khi xu hướng tăng kết thúc, ôm chắc tiền mặt khi thị trường gấu đang diễn ra, và quay lại sớm ngay khi thị trường gấu kết thúc, được đánh dấu bằng sự quay đầu chính sách của ngân hàng trung ương, như cách mà KNT đã quay lại với tỷ trọng rất cao cổ phiếu từ giữa tháng 3 năm 2023, ngay khi SBV phát tín hiệu hạ lãi suất điều hành lần đầu tiên.
Dưới đây thảo luận về mối liên hệ giữa chu kỳ kinh tế và chu kỳ thị trường, và cách vận dụng để đầu tư vào 11 lĩnh vực trong nền kinh tế. Hãy nhớ các chu kỳ có thể sẽ không lặp lại chính xác 100%, nhưng sẽ có nhiều điểm tương đồng có thể tham khảo cho các chu kỳ mới.
Xin lưu ý, phân tích này chủ yếu dựa vào vĩ mô. Nghĩa là phân tích này phù hợp hơn để đầu tư với các mục tiêu trung hạn (trên 2 tháng) và dài hạn (trên 365 ngày). Mặc dù phân tích này có thể không phù hợp với các nhà giao dịch theo ngày, nhưng tôi nghĩ nắm bắt được một viễn cảnh vĩ mô có thể hữu ích cho các chiến lược giao dịch theo ngày.
Ngoài ra, bạn có nhận thấy ngày nay các ngân hàng trung ương và các chính phủ có xu hướng phản ứng ngày càng nhanh hơn trong hỗ trợ nền kinh tế bằng các chính sách tiền tệ, tài khóa khi nền kinh tế suy thoái, điều này có thể làm cho giai đoạn thị trường gấu kết thúc nhanh hơn.
8 GIAI ĐOẠN TRONG MỘT CHU KỲ THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán đi theo mô hình chung gồm thị trường bò tót và thị trường gấu. Thị trường bò tót nghĩa là đa số cổ phiếu trong thị trường thường tăng giá. Thị trường con gấu nghĩa là đa số cổ phiếu thường giảm giá với mức giảm của thị trường là trên 20%. Khi nhìn vào một chỉ số thị trường chung, chẳng hạn như DJIA, NASDAQ, VNINDEX… có thể thấy được tổng thể các giai đoạn thị trường tương ứng. Chu kỳ thị trường chứng khoán có thể chia nhỏ thành 8 giai đoạn với hiệu suất của các ngành là khác nhau ở mỗi giai đoạn.
Đồng hồ thị trường ở hình trên cho thấy thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu là khi cuộc suy thoái kết thúc và sự phục hồi bắt đầu. Các tín hiệu kinh tế khác xuất hiện quanh đồng hồ là những chỉ báo để hỗ trợ cho việc xác định chu kỳ kinh tế.
Bạn hãy lưu ý rằng giai đoạn đầu hồi phục của thị trường, tâm lý thị trường luôn luôn bi quan, nên vòng ngoài đồng hồ có thông điệp quan trọng: “BỨC TƯỜNG LO LẮNG” (hay “tăng trong nghi ngờ”, theo cách gọi của chứng sỹ VN).
Như bạn sẽ thấy, những sóng tăng lớn nhất của thị trường trong lịch sử đã xảy ra khi chúng ta ít mong đợi chúng xảy ra nhất. Những sóng tăng lớn nhất của thị trường xảy ra bất chấp Bức tường Lo lắng bao trùm (suy nghĩ đám đông tiêu cực). Tóm lại, những sóng tăng của thị trường CẦN một bức tường lo lắng khổng lồ để giữ càng nhiều người bên lề càng tốt.”
Nào, giờ hãy quay trở lại với cái đồng hồ tài chính thú vị phía trên. Dưới đây trình bày về Các lĩnh vực chiếm ưu thế – là các lĩnh vực mà cổ phiếu có thể tăng giá tốt hơn phần còn lại – trong mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
[1] Hàng tiêu dùng không theo chu kỳ: đầu thị trường gấu, tương ứng Cuối giai đoạn nền kinh tế phục hồi; Các dấu hiệu của nền kinh tế: dự trữ ngoại hối tăng, các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng, và giá các loại hàng hóa tăng.
[2] Hàng tiêu dùng theo chu kỳ (lâu bền và không lâu bền): cuối thị trường gấu, tương ứng giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế (đầu suy thoái kinh tế); Các dấu hiệu: lãi suất tăng và trái phiếu chính phủ ngắn hạn tăng.
[3] Chăm sóc sức khỏe (y tế, dược phẩm): tăng giá ở đầu thị trường gấu tương ứng giai đoạn cuối phục hồi kinh tế; Các dấu hiệu: dự trữ ngoại hối tăng, Các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng, các loại hàng hóa tăng.
[4] Các cổ phiếu tài chính: tăng giá ở hai thời điểm là (1) cuối thị trường gấu, tương ứng đỉnh chu kỳ kinh tế (cũng là giai đoạn đầu suy thoái kinh tế); Các dấu hiệu: thất nghiệp vượt lên và trái phiếu doanh nghiệp vượt lên (2) đầu thị trường bò tót, tương ứng là giai đoạn cuối suy thoái kinh tế; Các dấu hiệu: lãi suất ngân hàng vượt lên và trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn vượt lên.
[5] Cổ phiếu công nghệ: tăng giữa của đoạn đầu thị trường bò tót và giữa thị trường bò tót, tương ứng giai đoạn đầu phục hồi kinh tế; các dấu hiệu: bất động sản rớt, trái phiếu lãi suất cao (trái phiếu rác, uy tín thấp) vượt lên, và cổ phiếu vốn hóa nhỏ vượt lên.
[6] Công nghiệp cơ bản (hay công nghiệp nặng): Cuối thị trường bò tót, tương ứng trước khi tới giai đoạn giữ kinh tế hồi phục; Các dấu hiệu: lãi suất giảm mạnh (falling) và cổ phiếu vượt lên.
[7] Các cổ phiếu tư liệu sản xuất (Capital goods): Từ giữa thị trường bò tót đến cuối thị trường bò tót, tương ứng từ đầu giai đoạn kinh tế hồi phục đến giai đoạn giữa kinh tế hồi phục; các dấu hiệu: lãi suất rớt và cổ phiếu vượt lên.
[8] Cổ phiếu vận tải: đầu thị trường bò tót, tương ứng là cuối giai đoạn suy thoái; Tín hiệu: tăng (rising) thất nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp tăng (rising corporate bonds).
[9] Năng lượng: đỉnh của thị trường bò tót, tương ứng giữa giai đoạn kinh tế hồi phục; Tín hiêu: tài nguyên lên giá (rising resources), các cổ phiếu giá trị lên giá (rising value stocks), và các trái phiếu liên kết lạm phát lên giá (rising inflation linked bonds).[10] Tiện ích: ở giữa khoảng từ đầu đến giữa thị trường gấu (between early and mid bear), tương ứng cuối giai đoạn kinh tế hồi phục; Tín hiệu: bất động sản lên giá.
[11] Các kim loại quý: đỉnh của thị trường bò tót, tương ứng giữa giai đoạn kinh tế phục hồi; tín hiệu: các tài nguyên lên giá, các cổ phiếu giá trị lên giá, và các trái phiếu liên kết lạm phát lên giá.
Ngành hàng tiêu dùng không theo chu kỳ (Consumer non-Cyclicals) (1): Hay còn gọi là cổ phiếu phòng thủ, hoạt động tốt trong suy thoái kinh tế do nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ trong nhóm này vẫn tiếp diễn bất kể nền kinh tế thế nào. Cổ phiếu không theo chu kỳ đại diện cho những mặt hàng và dịch vụ mà người tiêu dùng và doanh nghiệp không thể không có. Nếu nền kinh tế đột ngột lao dốc, mọi người vẫn cần những vật dụng thiết yếu. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, các cổ phiếu này có xu hướng bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, mức tăng ổn định của chúng là cần thiết cho các nhà đầu tư. Đây là những hàng hóa thiết yếu và được coi là một chiến thuật phòng thủ bởi vì các nhà đầu tư vẫn sẽ tạo ra lợi nhuận ngay cả trong một thời kỳ kinh tế ở đáy suy thoái.
“Hiểu rõ chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán là một kỹ năng quý giá để nhà đầu tư nắm bắt cơ hội. Như William O’Neil đã nhấn mạnh trong Làm giàu từ thị trường chứng khoán: ‘Thị trường con bò kéo dài trung bình khoảng hai năm, và đó là cơ hội tuyệt vời để kiếm tiền.’ Sự hiểu biết này sẽ giúp bạn tự tin bước vào thị trường ở đúng thời điểm, tối ưu lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về cách đón đầu những chu kỳ tăng trưởng này, hãy khám phá thêm trong cuốn sách của O’Neil.”
Happy Live team sưu tầm/nhadaututhanhcong