fbpx

Hiểu thế nào về các công cụ của chính sách tiền tệ?

Chính sách tiền tệ hay chính sách lưu thông tiền tệ là một trong những chính sách có tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Những thay đổi của chính sách tiền tệ có thể gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến những thay đổi của một số yếu tố trong nền kinh tế.

Để điều chỉnh mức cung tiền trong nền kinh tế, chính sách tiền tệ sẽ sử dụng các công cụ sau đây:

1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Đây là tỉ lệ lượng tiền cần phải dự trữ so với tổng số tiền gửi huy động. Đây là tỉ lệ mà Ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng thương mại phải bảo đảm. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền sẽ thay đổi. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, cung tiền sẽ giảm. Cho nên bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng trung ương có thể điều tiết được cung tiền.

2. Nghiệp vụ thị trường mở

Trong nền kinh tế vĩ mô, nghiệp vụ thị trường mở hoạt động khi Ngân hàng trung ương mua vào hoặc bán ra các chứng khoán tài chính trên thị trường mở. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

Ví dụ: Nếu ngân hàng Trung ương in thêm 1 triệu đồng và dùng chúng để mua các trái phiếu của chính phủ trên thị trường tự do. Lúc này các ngân hàng thương mại và tư nhân bị mất đi lượng chứng khoán trị giá một triệu đồng nhưng đổi lại, họ có thêm một triệu đồng tiền mặt, điều đó làm cung tiền tăng. Còn nếu Ngân hàng trung ương bán ra một triệu đồng trái phiếu chính phủ thì quy trình sẽ đảo ngược và cung tiền sẽ giảm.

3. Lãi suất chiết khấu

Đây là lãi suất mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng những nhu cầu tiền mặt bất thường. Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. Khi lãi suất tái chiết khấu cao, các ngân hàng thương mại sẽ thấy việc dự trữ tiền mặt quá ít để đáp ứng nhu cầu rút tiền bất thường của khách hàng sẽ khiến những ngân hàng này phải trả lãi suất cao khi phải vay Ngân hàng trung ương trong trường hợp thiếu dự trữ. Điều ấy sẽ khiến ngân hàng thương mại phải dè chừng, tự nguyện dự trữ nhiều hơn. Và nó cũng sẽ giúp làm giảm cung tiền trên thị trường. 

Nguồn: Thebank

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề