fbpx

‘HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN – SOCIAL PROOF’ và sức mạnh tuyệt đỉnh thống lĩnh Marketing

Các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng gia tăng và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tận dụng hiệu ứng lan truyền – Social proof sẽ là chìa khóa vàng tạo nên thành công vang dội trong lĩnh vực marekting.

Social Proof – Hiệu ứng lan truyền là gì?

Social Proof  (hiệu ứng lan truyền) là một hiện tượng tâm lý của con người khi họ có xu hướng bắt chước hành động của người khác.  Cụ thể, người tiêu dùng thường có xu hướng tin tưởng những khách hàng đã sử dụng và đánh giá về sản phẩm, dịch vụ nào đó để quyết định mua hàng. Đây được hiểu đơn giản là tinh thần “nhóm” hay hiệu ứng “đám đông”.

Khách hàng giờ đây đã có nhiều thông tin và hiểu biết hơn bao giờ hết. Họ có thể ngay lập tức “Google” sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cần trên điện thoại để xem xét sản phẩm hoặc lướt trên Instagram để xem người khác đang mặc gì và họ đang mua sắm ở đâu. Các kênh mạng xã hội khác nhau (Snapchat, Facebook, Tripadvisor vv) và các loại bằng chứng xã hội khác nhau (video, ảnh, đánh giá văn bản, v.v.) đang liên tục cập nhật và cải tiến không ngừng.

Social Proof tồn tại chủ yếu bởi vì con người nhạy cảm với những tín hiệu xã hội từ những người xung quanh khi đưa ra quyết định. Nhận biết được hành vi này, các thương hiệu ngày càng vận dụng social proof vào các kế hoạch truyền thông trên mạng xã hội của mình, một trong những hình thức tiếp thị hiệu quả nhất nhờ vào Social Proof chính là Influencer marketing.

5 loại Social Proof – Hiệu ứng lan truyền phổ biến nhất

Dưới đây là 5 ví dụ về social proof – hiệu ứng lan truyền thuyết phục người tiêu dùng hàng ngày khi đưa ra quyết định mua hàng:

1. Xác nhận của người nổi tiếng

Những người nổi tiếng có được sự chú ý mạnh mẽ từ báo chí. Khi một người nổi tiếng mặc một chiếc áo, ăn uống hay đến check in tại nhà hàng hoặc đi thăm một địa điểm, đó là tất cả những social proof (hiệu ứng lan truyền) mà nhiều người tiêu dùng thấy được và làm điều tương tự.

2. Xác nhận của citizen

Không chỉ những người nổi tiếng mới có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người khác. Hành động và suy nghĩ của một người cũng có thể chịu ảnh hưởng từ một người tham gia mạng xã hội thông thường. Khi “mọi người” đang làm gì đó (ngoại trừ bạn), bạn sẽ có tâm lý “lo sợ bỏ lỡ cơ hội” và sẽ muốn làm điều mà đám đông đang làm.

3. Xác nhận của chuyên gia

Khi các chuyên gia nói rằng đây là sản phẩm dành cho họ và họ rất hài lòng khi sử dụng, tất cả những ai muốn nhận lời khuyên của chuyên gia hoặc những người muốn hưởng thụ cùng lối sống sẽ tiếp nhận và cũng quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó..

4. Câu chuyện thành công

Không có gì tin cậy hơn việc nghe một lời chứng thực từ một người tiêu dùng hàng ngày giống như bạn. Tại sao câu chuyện thành công đến với họ? Tại sao bạn lại không thử làm điều tương tự?

5. Chứng nhận của bên thứ ba

Khi nguồn thông tin của bên thứ ba (chẳng hạn như công ty khác) xác minh tính hợp lệ của nhà cung cấp dịch vụ, nó sẽ tạo ra cảm giác tin tưởng của người tiêu dùng.

Ứng dụng của Social Proof Marketing

Social Proof Marketing được tích hợp chặt chẽ vào nhiều thông điệp truyền thông hiện nay. Dưới đây là 6 hình thức Marketing phổ biến nhất:

1. Đánh giá 5 sao

Các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi đều chú trọng cho các đánh giá 5 sao – nó có thể giúp nâng cao hoặc cũng có thể phá vỡ hình ảnh trực tuyến của họ. Xếp hạng theo sao là hình thức hàng đầu được người tiêu dùng sử dụng để đánh giá doanh nghiệp và quyết định của họ cũng dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi các đánh giá này.

2. Đánh giá trực tuyến

88% người tiêu dùng đọc bài đánh giá trực tuyến khi họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ nào đó. Ý kiến khách hàng và lời chứng thực quan trọng bởi vì người tiêu dùng sẽ tin tưởng hoặc không tin tưởng vào những thông tin mà họ nhận thấy. 92% người tiêu dùng tin tưởng vào các đề xuất từ cá nhân khác hơn là các thông điệp tiếp thị trực tiếp từ các thương hiệu.

3. Influencer Marketing

Sử dụng những người có ảnh hưởng là một thực tế phổ biến thông qua hiệu ứng lan truyền, đặc biệt là trên nền tảng bán hàng xã hội. Đó là một cách thông minh để thúc đẩy chứng minh xã hội. 51% các nhà tiếp thị sử dụng những người có ảnh hưởng nói rằng họ đã giành được những khách hàng tốt hơn thông qua tiếp thị có ảnh hưởng.

‘HIỆU ỨNG LAN TRUYỀN – SOCIAL PROOF’ và sức mạnh tuyệt đỉnh thống lĩnh Marketing

4. Huy hiệu và biểu tượng xác thực

Khi các thương hiệu đặt huy hiệu và biểu tượng trên trang web hay fanpage của họ, chẳng hạn như một danh sách “Angie’s List” hoặc tick xanh trên tài khoản Facebook, hiệu ứng lan truyền sẽ xóa đi những nghi ngờ và xác minh độ tin cậy cũng như sự uy tín của thương hiệu đó.

5. Nút “like” và “share” trên mạng xã hội

Một cách các nhà tiếp thị thường làm là đặt các nút hiển thị lượt “thích” và “chia sẻ” thương hiệu lên website cũng như các trang mạng xã hội. Điều này cho thấy cách người tiêu dùng phổ biến thông điệp của thương hiệu có thực sự hiệu quả trên mạng xã hội bằng hiệu ứng lan truyền.

6. Nội dung do người dùng tạo

Các thương hiệu có thể sử dụng một trình tổng hợp các nội dung trên mạng xã hội để tìm kiếm những hình ảnh, thông tin mà những người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội hàng ngày nhắc đến sản phẩm của họ. Cách dễ dàng nhất để tìm kiếm là sử dụng hashtag liên quan đến thương hiệu. Các nội dung này là nguồn tư liệu để cho thấy cách mà sản phẩm phù hợp với lối sống của khách hàng như thế nào và từ những nội dung này thương hiệu có thể củng cố hình ảnh và sự phổ biến của sản phẩm.

Như bạn có thể thấy, tận dụng Hiệu Ứng Lan Truyền có thể cho phép thương hiệu của bạn khai thác một số yếu tố tiềm ẩn trong tâm lý con người, giúp bạn tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm, và cải thiện tiềm năng bán hàng. Khi được thực thi như một phần của chiến lược marketing toàn diện, bạn sẽ có cơ hội trở thành một thương hiệu ưu tú, và mang tầm đẳng cấp thế giới.

Nguồn: https://blog.7saturday.com/

Quyển sách dành cho những bạn khởi nghiệp bán lẻ: THẤU HIỂU NGƯỜI MUA, GIẢI MÃ TĂNG TRƯỞNG

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề