Học được gì từ nguyên lý đầu tư Berkshire Hathaway của Warren Buffett?
Là công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ năm 2017 do tạp chí Forbes bình chọn, nhưng ít ai biết, tập đoàn Berkshire Hathaway đã có ‘tuổi thọ’ gần 1 thế kỷ trước khi nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett ra đời.
Dưới đôi bàn tay “phép thuật” của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, tập đoàn Berkshire Hathaway gần 200 tuổi đã có một tương lai sáng sủa hơn rất nhiều.
May mắn của Berkshire Hathaway
Warren Buffett bắt đầu mua cổ phần của Berkshire Hathaway vào những năm 1960, nhưng nguồn gốc của công ty này là một doanh nghiệp dệt may có tên gọi Valley Falls, được ra đời vào năm 1839 tại Cumberland, Rhode Island.
Năm 1929, công ty này sáp nhập với một công ty dệt may tại Massachusetts và có tên mới là Berkshire Fire Spinning Associates. Công ty này chính thức đổi tên thành Berkshire Hathaway vào năm 1955 sau khi Berkshire Fire Spinning Associates tiếp tục sáp nhập với công ty Hathaway Manufacturing Company.
Trước khi về tay Buffett, Berkshire Hathaway từng rất thành công trong lĩnh vực dệt may. Vào thời kỳ đỉnh cao những năm 1940, Berkshire có mức doanh thu kỷ lục 120 triệu USD (tương đương với 1 tỷ USD năm 2015).
Berkshire Hathaway bắt đầu xuống dốc vào những năm 1950 và Buffett mua cổ phiếu của công ty này lần đầu vào năm 1962. Bởi ông tin rằng, mặc dù ngành dệt may đang gặp nhiều khó khăn, nhưng giá cổ phiếu của Berkshire đang giảm mạnh hơn giá trị thực tế của nó.
May mắn thay, dưới đôi bàn tay “phép thuật” của nhà đầ tư huyền thoại Warren Buffett, Berkshire Hathaway đã có một tương lai sáng sủa hơn. Berkshire Hathaway giờ đây đã là công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ do tạp chí Forbes bình chọn với giá trị vốn hóa trên 411 tỷ USD (tính đến cuối tháng 3/2017).
Kết của kinh doanh cũng hết sức “ngọt ngào”, doanh thu và lợi nhuận của Berkshire lần lượt đạt 222,9 tỷ USD và 24,1 tỷ USD vào năm tài chính 2016. Chưa kể, tính đến giữa tháng 2/2017, cổ phiếu hạng A của Berkshire Hathaway có giá trị bằng một căn nhà, vượt mốc 250.000 USD và trở thành cổ phiếu có giá nhất được giao dịch.
Tuy nhiên, đây chưa phải là tất cả những gì đáng ngạc nhiên nhất về cỗ máy đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warrren Buffett. Một số chuyên gia cho rằng, cách đơn giản nhất để liệt kê các ngành công nghiệp hiện nay là dựa vào những lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn Berkshire Hathaway.
Đường sắt? BNSF Railway, mạng lưới đường sắt lớn thứ hai ở Bắc Mỹ, là một công ty con của Berkshire Hathaway. Bảo hiểm tự động? GEICO, hãng bảo hiểm đứng thứ 2 trong ngành, cũng hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của Berkshire. Và hàng loạt các lĩnh vực khác có sự diện diện của tập đoàn này như: Cho thuê máy bay phản lực (NetJets), trang sức đá quý (hãng trang sức Borsheim, kim cương Helzberg, hãng Ben Bridge), nội thất (đồ gia dụng RC Willey, CORT), bánh kẹo (See’s Candies), vận tải đường bộ (McLane Co.,Inc), nhà ở (Clayton Homes), báo chí truyền thông (The Buffalo News). Có vẻ như không có giới hạn đối với số lượng các doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh dưới “chiếc ô” Berkshire Hathaway.
Bí quyết của Warren Buffett
Tờ New York Times cho rằng, tập đoàn Berkshire Hathaway đã phá bỏ ranh giới của một mô hình kinh doanh tệ hại – kinh doanh đa ngành. Phần lớn giới nghiên cứu về tài chính đều tin rằng mô hình kinh doanh đa ngành, tức là các doanh nghiệp khổng lồ hoạt động trong nhiều ngành và phát triển thông qua các vụ sáp nhập, là vô cùng mạo hiểm.
Berkshire Hathaway chủ yếu sử dụng chiến lược mua lại các doanh nghiệp khác và tạo ra những “ảo ảnh” về tăng trưởng bằng các thủ thuật kế toán, kể cả khi các doanh nghiệp đó hoạt động còn kém hơn cả lúc độc lập. Tập đoàn này mua lại nhiều doanh nghiệp đến mức khó mà tóm lược được rốt cuộc Berkshire đang hoạt động trong những ngành gì.
Như đã kể trên, Berkshire hiện sở hữu một tập đoàn bảo hiểm, công ty đường sắt, doanh nghiệp dân dụng, danh mục đầu tư cổ phiếu khổng lồ, công ty du lịch, công ty cho thuê máy bay, nhà di động, đồ lót nam nữ, bánh kẹo, đồ trang sức,…
Theo các lý thuyết tài chính, khó có thể tưởng tượng được làm thế nào để kết hợp tất cả các doanh nghiệp không liên quan đến nhau cùng nằm dưới sự quản lý của một tập đoàn. Nhưng Berkshire đã làm được điều đó với trụ sở chính của tập đoàn này được đặt tại Omaha và chỉ sử dụng khoảng 25 người để giám sát cả một “hệ sinh thái” này.
Tỷ phú Warren Buffett đã chỉ ra “điều kỳ diệu” của tập đoàn Berkshire Hathaway: “Một trong những điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản là nó có khả năng phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả”.
Ông khẳng định: “Berkshire có thể dịch chuyển một nguồn vốn lớn từ các công ty có cơ hội đầu tư hạn chế sang những ngành có triển vọng tốt hơn. Ngoài ra, Berkshire không tự hạn chế mình trong ngành nào cả chỉ vì đã gắn bó với ngành đó cả đời, hay chịu áp lực phải giữ nguyên tình trạng hoạt động”.
Ông Buffett tin rằng ông cùng các “đồng hữu” của mình, phó chủ tịch Berkshire là Charlie Munger và đội ngũ 25 người tại Ohama có khả năng phân bổ nguồn lực tốt hơn so với hệ thống tài chính hiện đại ngày nay như ngân hàng, thị trường cổ phiếu và trái phiếu, và các quỹ mua lại (buyout funds) và nhiều tổ chức khác có nghĩa vụ thực hiện điều đó.
Đồng thời, các quyết định phân bổ vốn hợp lý của Berkshire không hề chịu tác động bởi các lợi ích cá nhân, nhất là từ các cấp quản lý của các công ty mà Berkshire sở hữu cũng như không phải chịu chi phí cao và các lợi ích ngắn hạn của các quỹ đầu tư tư nhân và các quỹ mua lại khác.
Một yếu tố khác làm nên thành công của Berkshire được ông Buffett thừa nhận: “Chúng tôi mang lại lựa chọn cho chủ sở hữu và quản lý của các công ty hàng đầu”. Nói cách khác, nếu bạn muốn thu lợi từ doanh nghiệp nhưng bạn không muốn quản lý nó và muốn giữ lại toàn bộ nhân viên thì bán lại cho Berkshire là một lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu mức giá mua lại thấp hơn khi bán cho các công ty hoặc quỹ đầu tư khác.
Tỷ phú Warren Buffett có tài đàm phán rất tài tình: “chặt chẽ mà tưởng như đầy cảm tính, giành lấy mức giá hời bằng vẻ ngoài tưởng như vô hại”.
Tất cả đều nhờ vào khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề rất chính xác của tỷ phú Warren Buffett cũng như tài đàm phán của ông. Tờ Bloomberg không tiếc dành những lời “có cánh” cho tài năng trời phú này của ông: “chặt chẽ mà tưởng như đầy cảm tính, giành lấy mức giá hời bằng vẻ ngoài tưởng như vô hại”.
Như vậy, mô hình đa ngành của Berkshire Hathaway thành công phụ thuộc vào cách thức phân bổ nguồn vốn hiệu quả hơn bất kỳ doanh nghiệp nào khác trên thế giới. Điều này còn dựa vào khả năng thuyết phục của người quản lý để mua lại các công ty khác với mức giá thấp hơn giá thị trường.
Nguồn: Becoming Warren Buffett
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town
(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)