Học thói quen thành đạt của David Marquet: Nghĩ về mục tiêu cuối cùng trước khi bắt đầu làm việc
Bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng trong tâm trí – David Marquet nói rằng chúng ta có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để xây dựng một tầm nhìn về những gì chúng ta muốn trở thành và sử dụng con tim để quyết định những giá trị nào chúng ta cần hướng đến.
Nội dung bài viết này được David Marquet lấy cảm hứng từ Chương 2 của quyển sách 7 thói quen của người thành đạt của Stephen Covey có tựa: Bắt đầu làm việc khi trong đầu luôn nghĩ về mục tiêu cuối cùng.
Hầu hết chúng ta đều thấy bản thân liên tục bận rộn. Chúng ta làm việc chăm chỉ để đạt được những thành quả – thăng chức, tăng lương, được nhiều người công nhận. Nhưng chúng ta không thường dừng lại để tự nhìn lại ý nghĩa đằng sau tất cả sự cố gắng đó, đằng sau những thành quả đó liệu có thực sự quan trọng đối với chúng ta hay không.
Thói quen này thấy rằng, trong mọi việc chúng ta làm, chúng ta nên bắt đầu với một mục tiêu rõ ràng trong đầu. Bằng cách đó, chúng ta có thể đảm bảo rằng các bước chúng ta thực hiện đang đi đúng hướng.
Tác giả nhấn mạnh rằng sự tự chủ động cho phép chúng ta định hình công việc của chính mình. Thay vì làm việc theo mặc định hoặc dựa trên các tiêu chuẩn hoặc sở thích của người khác.
Có thể áp dụng cho các doanh nghiệp ví dụ như: Mục tiêu trở thành một nhà quản lý là để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh để đạt được hiệu quả. Nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo bạn cần đặt ra một định hướng và chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp. Và mục tiêu của chiến lược cũng bắt đầu với câu hỏi “Doanh nghiệp của bạn đang cố gắng đạt được điều gì?”.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU LÀM VIỆC KHI TRONG ĐẦU LUÔN NGHĨ VỀ MỤC TIÊU CUỐI CÙNG?
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để “bắt đầu làm việc khi trong đầu luôn nghĩ về mục tiêu cuối cùng”.
■ Thảo luận về các khái niệm và ý tưởng của cơ chế “bắt đầu làm việc khi trong đầu luôn nghĩ về mục tiêu cuối cùng”.
■ Cùng với đội ngũ lãnh đạo, hãy phát triển các mục tiêu dài hạn cho tổ chức trong vòng ba đến năm năm tới.
■ Xem xét các bản đánh giá và tìm kiếm các tuyên bố thể hiện thành tích. Trong mọi trường hợp, hãy hỏi “Làm thế nào chúng ta biết được điều đó?” và đảm bảo rằng bạn có những hệ thống đo lường hiệu quả.
■ Sau đó, yêu cầu nhân viên của bạn viết ra những bản đánh giá trong vòng một năm, hai năm hoặc ba năm tới của chính bản thân họ. Những mục tiêu trong các bản đánh giá này nên lấy trụ cột là các mục tiêu của tổ chức; chúng không nhất thiết phải giống hệt nhau nhưng chúng phải phù hợp với mỗi cá nhân.
■ Tổ chức các cuộc trò chuyện với nhân viên để khiến cho các thành tích mong muốn của họ rõ ràng và có thể đo lường được.
Bài tập “viết ra giải thưởng cuối cùng anh muốn khi kết thúc hành trình” mang lại lợi ích bởi vì nó buộc mỗi sĩ quan trên tàu phải hiểu rõ anh ta muốn đạt được gì, đồng thời nó cũng mở ra một phương thức đối thoại hữu dụng.
BẮT ĐẦU LÀM VIỆC KHI TRONG ĐẦU LUÔN NGHĨ VỀ MỤC TIÊU CUỐI CÙNG là một cơ chế quan trọng để MINH BẠCH (1 trong 3 yếu tố của nguyên tắc 3C).
Khi bạn làm việc với các cá nhân trong tổ chức để phát triển tầm nhìn tương lai cho họ, việc thiết lập các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được là rất quan trọng. Những mục tiêu đó sẽ giúp từng người hiện thực hóa được tham vọng của họ. Thêm vào đó, bạn, với tư cách là một người cố vấn, phải chứng minh rằng bạn thực sự quan tâm đến các vấn đề của người mà bạn đang cố vấn. Bằng cách bắt tay vào hà hỗ trợ từng cá nhân, bạn sẽ chứng minh được rằng bạn thực sự đang làm việc khi trong đầu luôn hiện diện lợi ích tốt nhất của họ và kết quả mong muốn cuối cùng.
Happy Live Team (Tổng hợp sách Xoay chuyển con tàu)
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Nghệ Thuật Lãnh Đạo Bằng Ngôn Ngữ
Bí quyết Nâng cấp tư duy lãnh đạo cùng David Marquet
ĐẶT SÁCH NGAY