fbpx

Howard Marks bàn về khía cạnh con người trong đầu tư

“Về lý thuyết, không có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành. Nhưng thực tế thì có”.Howard Marks từng trích dẫn câu nói này từ Yogi Berra

Howard Marks bàn về khía cạnh con người trong đầu tư

Trong mười đến mười lăm năm qua, tài chính hành vi thu hút được nhiều sự chú ý hơn trong giới học thuật như một ngành đáng để nghiên cứu cẩn thận. Gần 50 năm sau khi giả thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại lan rộng trong giới đầu tư và học giả, người ta dường như đi đến kết luận rằng các nguyên lý trung tâm về hiệu quả thị trường không nhất quán hoặc hoàn toàn không có trong thế giới thực. Nói cách khác, cuối cùng thế giới đang lắng nghe thông điệp mà Howard Marks truyền đạt trong nhiều thập kỷ.

Howard Marks là Chủ tịch của quỹ đầu tư Oaktree Capital Management, với số tiền quản lý 80 tỷ đô la, chuyên về thị trường kém hiệu quả khi tập trung vào các tổ chức hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc hoạt động (distressed debt) và các khoản đầu tư thay thế (alternative investments). Và trong suốt 20 năm, ông đã đều đặn gửi cho khách hàng của mình những bản ghi nhớ (memos) chứa đựng các triết lý đầu tư được tích lũy theo thời gian.

Điều quan trọng nhất

Howard Marks vốn dự định viết một cuốn sách về đầu tư khi ông nghỉ hưu. Nhưng huyền thoại đầu tư Warren Buffett ngưỡng mộ Howard Marks đến nỗi, ông đã đề nghị viết lời giới thiệu cho cuốn sách nếu Marks đồng ý xuất bản nó sớm hơn. Và kết quả là chúng ta đã có thể diện kiến sớm quyển sách Điều quan trọng nhất như ngày hôm nay.

Cuốn sách đáp ứng như cầu của nhà đầu tư muốn vượt xa cách tiếp cận đơn giản dưới dạng hướng dẫn từng bước cho công thức thành công kiểu như công thức nấu ăn. Và Marks gọi cách tiếp cận của mình là tư duy cấp độ thứ hai.

Tư duy cấp hai tập trung vào khả năng xác định các kết quả khả thi có thể xảy ra và cách tư duy theo xác suất khi đánh giá các kịch bản khác nhau. Ngược lại, hầu hết các nhà đầu tư có xu hướng phát triển lý thuyết về dự báo của tương lai và sau đó đầu tư như thể kết quả đó sẽ xảy ra, mà bỏ qua phạm vi rộng lớn của kết quả khả thi khác và đặc biệt là tần suất xuất hiện cao hơn trong những năm gần đây của “đuôi béo” (fat tail – phân phối có xác xuất nhận các giá trị ở 2 đuôi cao hơn so với phân phối chuẩn, nghĩa là những sự kiện hi hữu có xác suất xảy ra cao hơn). Marks cho rằng cách tiếp cận thiếu sót này là “đầu tư theo kịch bản duy nhất”.

Giáo trình kinh tế thất bại trong thị trường tài chính

Marks đã trải qua nhiều tình huống trong đó con người tham gia vào thị trường tài chính rõ ràng không hoạt động giống như các tiêu chuẩn kinh tế đề ra. Ví dụ, trong các thị trường bình thường, người ta có nhu cầu cao hơn về sản phẩm khi chúng trở nên rẻ hơn. Đây là lý do tại sao đường cầu cổ điển dốc xuống: khi giá của một thứ giảm (trục y), lượng cầu tăng lên (trục x).

Tuy nhiên, điều trái ngược dường như lại đúng với các khoản đầu tư. Khi giá cao và tăng cao hơn, các nhà đầu tư có xu hướng muốn mua nhiều chứng khoán hơn và ngược lại khi giá giảm các nhà đầu tư tìm cách bán ra. Đường cầu trong đầu tư dường như dốc lên: khi giá tăng, nhà đầu tư muốn nhiều hơn cổ phiếu hơn; khi giá giảm, các nhà đầu tư đổ xô bán những gì họ có.

Marks đề cập đến sự dịch chuyển theo chu kỳ giữa lòng tham và sợ hãi như con lắc dịch chuyển quanh vị trí cân bằng. Chúng ta chứng kiến dao động lớn giữa lạc quan và bi quan; thời gian ở mức trung bình hạnh phúc của thị trường đạt trạng thái cân bằng khá nhỏ so với thời gian tăng hoặc giảm đến biên độ tối đa của con lắc.

Nỗi sợ thua lỗ

Tại sao các nhà đầu tư hành xử phi lý trí? Một phần của câu trả lời đơn giản nằm ở bản chất con người. Nhà đầu tư sợ cả thua lỗ và bỏ lỡ cơ hội. Kết quả là, trong một thị trường giá lên, các nhà đầu tư có xu hướng tham gia bầy đàn khi định giá lên đến mức quá cao vì họ thấy các nhà đầu tư khác làm điều tương tự và kiếm được tiền. Các nhà đầu tư không có ký ức về bong bóng xảy ra gần nhất có thể không tin vào thị trường gấu từ những người can ngăn (thời kỳ kỷ nguyên mới cuối những năm 1990 là ví dụ rõ nhất gần đây).

Thành tích ngắn hạn gây lầm tưởng

Howard Marks bàn về khía cạnh con người trong đầu tư

Một trong những điểm quan trọng nhất mà Marks đưa ra là sự điên rồ xuất phát từ việc chú ý quá nhiều đến thành tích ngắn hạn. Rốt cuộc, mọi người có thể đúng dựa trên những lý do sai lầm (right for the wrong reasons). Một quyết định tốt không nhất thiết phải được đo lường bằng kết quả dương có xảy ra hay không dựa trên một quyết định duy nhất. Ngược lại, một quyết định tốt là khi nhìn lại, đã lường trước tất cả các kịch bản một cách hợp lý và thực hiện dựa trên quan điểm thông minh về xác suất của các kết quả khả thi.

Nhiều quyết định tốt có thể không hiệu quả khi áp dụng vào một tình huống cụ thể trong khi nhiều quyết định tồi lại hiệu quả. Dưới góc độ này, phương pháp mà một nhà đầu tư tuân theo – quá trình đưa ra quyết định – quan trọng hơn kết quả cuối trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Chúng ta có thể dễ dàng dự đoán hiệu suất tương lai trong dài hạn bằng cách phân tích quá trình quyết định hơn là kết quả của từng quyết định đơn lẻ.

Nguồn: Rationalwalk, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Điều quan trọng nhất – Howard Marks

Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh

(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi nhà đầu tư nên đọc)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề