Hướng dẫn SỐNG SÓT trước những CÚ SỤP của thị trường chứng khoán (phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu 2 cú sụp đổ lịch sử của thị trường. Trong phần 2 này, Happy Live sẽ hé lộ cú sụp đổ lịch sử thứ 3 và những bài học được đúc rút từ 3 cú sụp của thị trường chứng khoán để bạn bảo vệ số tiền tiết kiệm mà bạn đã cực khổ kiếm được.
Bong bóng đầu cơ công nghệ năm 1999.
Những năm 1990 là một trong những thời kỳ huy hoàng của công nghệ với tốc độ phát triển nhanh chóng và thương mại hóa khiến các công ty công nghệ được định giá cao bất ngờ so với các ngành nghề khác cùng thời. Do đó, hàng loạt các công ty khởi nghiệp về công nghệ cũng mọc lên. Các nhà đầu tư thi nhau “ném tiền” vào bất kì công ty có “.com” theo sau với hy vọng sẽ có lãi trong tương lai.
Nguyên nhân: Các công ty công nghệ cao hàng đầu đã đặt lệnh bán số lượng lớn các cổ phiếu của họ ngay lúc thị trường đang ở đỉnh. Điều đó đã gây ra sự hoảng loạn lệnh bán giữa các nhà đầu tư. Chỉ trong vòng vài tuần, thị trường chứng khoán đã mất 10% giá trị. Đến năm 2001, Các công ty Dotcom không còn được hỗ trợ bởi dòng tiền của nhà đầu tư, đã phá sản và biến hàng trăm triệu đô la trở thành vô giá trị.
Bài học: Hãy định giá cẩn thận một công ty dù thế nào đi chăng nữa. Các nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian hơn để đánh giá các yếu tố cơ bản, ban điều hành, con hào kinh tế và các yếu tố khác hơn là mù quáng hy vọng mình đã đầu tư một công ty tốt, giá sẽ còn tăng nữa, sẽ có người mua lại với giá cao hơn,… như vậy mới có thể tránh được nỗi đau vỡ bong bóng công nghệ.
Khủng hoảng thị trường nhà đất năm 2008.
Trong suốt năm 2008, chỉ số Dow đã giảm gần 34% và đến đầu năm 2009, nó đã bắt đầu leo thang một lần nữa.
Nguyên nhân: Do sự đảo ngược chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Khi nền kinh tế Mỹ đã bước vào năm thứ 4 tăng trưởng liên tục và những dấu hiệu lạm phát gia tăng mạnh đã xuất hiện. Khi đó Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã phản ứng lại bằng cách liên tục tăng lãi suất. Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED đã làm cho lãi suất tăng cao, gây bất ngờ đối với những người vay nợ dưới chuẩn, làm tín dụng ở Mỹ đóng băng và dẫn đến một sự sụp đổ kinh tế.
Bài học: Các công ty thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của họ. Nhà đầu tư phải quan sát mọi điều kiện kinh tế. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là hai thị trường hoàn toàn khác nhau, nhưng sự sụp đổ thị trường này sẽ nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ của thị trường khác.
Các nhà đầu tư cá nhân…
một cú sụp là cơ hội của bạn!!
Những cú sụp đổ khiến các nhà đầu tư khiếp sợ, thậm chí là những người am hiểu nhất. Tuy nhiên, chúng tôi muốn bạn biết rằng đầu tư theo phương pháp 4 chữ M giúp bạn nhanh nhạy hơn để nhận biết và kịp thời thoát ra ở vùng đỉnh khi có dấu hiệu sụp đổ.
- Những tay quản lý quỹ có thể ra vào nhanh hơn những nhà đầu tư nhỏ. Bởi họ luôn có áp lực phải giao dịch tích cực và luôn có mặt trên thị trường.
- Nhà đầu tư theo hệ thống 4 chữ M có thể để tiền của mình ngủ yên trong thời gian dài, đợi đến khi một công ty tuyệt vời hạ giá để mua vào, nhưng những tay quản lý quỹ thì không. Bởi chẳng có tay quản lý quỹ nào dám ngồi yên trên đống tiền mà vẫn giữ không cho khách rút tiền bỏ chạy. Dám làm thế thì họ sẽ bị đuổi việc thôi.
Charlie Munger từng nói…
Bạn không kiếm được tiền khi bạn mua hoặc bán. Bạn kiếm tiền khi bạn chờ đợi.
Bài học từ quá khứ
-
Đừng quá lạc quan…
…trong một thị trường tăng giá. Hãy sợ hãi khi người khác tham lam.
-
Luôn luôn, luôn luôn và luôn luôn thận trọng …
…khi đánh giá một công ty. Đừng đầu tư chỉ vì công ty này đang rất “hot” hoặc nghe theo các “lời khuyên miễn phí” đến từ bạn bè, những người môi giới, những người nghe ngóng thông tin từ các “đội lái” làm giá mà bạn chẳng biết gì về công ty đó.
-
Thị trường chứng khoán là chiếc gương…
…phản chiếu thế giới xung quanh nó. Hãy theo dõi tất cả sự kiện kinh tế, chứ không chỉ những điều liên quan đến công ty của bạn.
Chúng ta có dẫn đầu trong một cú sụp đổ?
Cho dù hiện tại thị trường có hoạt động như thế nào cũng sẽ có những người khăng khăng một cú sụp đổ của thị trường sẽ đến. Thành thật mà nói, rất khó để dự đoán chính xác 100% khi nào chúng sẽ xảy ra. Nhưng sẽ có một cú sụp đổ khác của thị trường, chỉ là không biết khi nào nó sẽ đến thôi!
Làm sao để sinh tồn khi có một cú sụp đổ của thị trường chứng khoán?
-
Hiểu được giá cả và giá trị không đồng nhất với nhau.
Theo cách nói của Warren Buffett, “ Giá là cái bạn bỏ ra, nhưng giá trị là cái bạn thu được”. Tuy nhiên, để tính toán chính xác giá trị của một doanh nghiệp, bạn cần hiểu hệ thống đầu tư 4 chữ M – bạn sẽ tìm được tất cả những thông tin trong tài liệu này của chúng tôi.
-
Khi nào một công ty đang được bán với giá giảm?
Tính toán được biên độ an toàn sẽ giúp bạn xác định được giá trị thực của một doanh nghiệp. Nếu bạn không chắc biên độ an toàn được tính như thế nào, hãy xem cách tính và dành chút thời gian tham khảo công cụ tính biên độ an toàn trên website của chúng tôi.
-
Hãy tạo một danh sách theo dõi và đánh số thứ tự
Nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu. Hãy tìm kiếm một vài công ty bạn đam mê nhưng hãy khoan hành động. Khi thị trường sụp đổ, bạn sẽ biết khi nào nên bắt đầu!
Nguồn: ruleoneinvesting.com
Vietsub by Happy Live.
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town
(mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)