fbpx

J.L. Collins: Tại sao bạn không cần một cố vấn tài chính?

Có một cố vấn tài chính sẽ mang tới lợi ích nhiều hơn nhưng cũng đi kèm với chi phí thuê cao. Vậy bạn có cần một cố vấn tài chính? Chuyên gia tài chính J.L. Collins sẽ cho bạn câu trả lời.

J.L. Collins: Tại sao bạn không cần một cố vấn tài chính?

Quản lý tiền của người khác là một ngành kinh doanh rất lớn, và đối với những người tham gia vào nó, đây là một công việc vô cùng sinh lời. Bởi vì đối với nhiều người, đầu tư và quản lý tiền là việc rất đáng sợ, nên nhu cầu thuê ngoài dịch vụ này rất rõ ràng. Những thứ liên quan đến tài chính thường có vẻ rất phức tạp, nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều người lại ủng hộ ý tưởng chuyển giao việc này vào tay một chuyên gia, người (hy vọng) sẽ giúp họ thu được kết quả tốt hơn.

Thật không may, hầu hết các cố vấn lại không tạo ra được kết quả tốt hơn. Đầu tư chỉ có vẻ phức tạp bởi vì ngành tài chính đã trải qua một thời gian dài để làm cho nó trông có vẻ phức tạp. Thật ra, đúng là có rất nhiều khoản đầu tư rất phức tạp. Nhưng như bạn đã biết, đầu tư theo quỹ chỉ số không chỉ đơn giản dễ dàng hơn, mà còn mang lại hiệu quả tốt hơn.

Các cố vấn thường có chi phí rất đắt đỏ, và trong trường hợp tệ nhất, họ sẽ cướp tiền của bạn đi. Hãy Google về Bernie Madoff. Nếu bạn muốn tìm kiếm lời khuyên, hãy tìm kiếm một cách thật thận trọng và đừng bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát của bạn. Đó là tiền của bạn và sẽ không ai chăm sóc nó tốt hơn bạn được. Nhưng sẽ có rất nhiều người cố gắng biển số tiền đó thành của họ. Tuyệt đối đừng để điều đó xảy ra.

Khi nói về các cố vấn đầu tư, tôi cũng đang đề cập đến những người quản lý tài chính, quản lý đầu tư, nhà môi giới, nhân viên bản bảo hiểm (những người thường giả dạng là những nhà hoạch định tài chính) và những vai trò tương tự khác. Bất kỳ ai kiếm tiền bằng cách quản lý tiền của bạn.

Chắc chắn ngoài kia có rất nhiều cố vấn trung thực, siêng năng, làm việc chăm chỉ, những người quên mình luôn đặt nhu cầu của khách hàng lên trước nhu cầu của họ. Trên thực tế, đây là một yếu tố quá lý tưởng. Nhưng để đề phòng, J.L. Collins sẽ giải thích lý do tại sao ông ấy không ủng hộ bạn làm việc với những người này.

Có 4 lý do để bạn không cần một cố vấn tài chính

1. Về mặt cấu trúc, lợi ích của cố vấn và khách hàng của họ được thiết kế hoàn toàn đối lập nhau. Việc bán các khoản đầu tư phức tạp thu phí cao hơn sẽ mang đến cho các cố vấn nhiều tiền hơn, so với việc chỉ bán những khoản đầu tư đơn giản hiệu quả có chỉ phí thấp. Để làm những điều tốt nhất cho khách hàng, nhà cổ vấn phải làm những việc không tốt nhất cho bản thân họ. Một người phải thánh thiện chừng nào mới có thể cư xử như thế này dc chứ. Thêm vào đó, quản lý tiền bạc dường như không phải là công việc thánh thiện đến thế.

2. Một đặc trưng của lĩnh vực này là những lời khuyên có thiện chí nhưng không tốt chút nào. Các cố vấn đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích của họ là những người “hiếm hơn cả rắn đuổi chuồng không độc”. Và sau đó bạn phải tìm được người tốt hiếm hoi đó.

3. Yếu tố thu hút nhất đối với các cố vấn không phải là những khoản đầu tư tốt nhất, mà là những khoản đầu tư trả hoa hồng và phí quản lý cao nhất. Thực ra, họ thường bị công ty của mình ép buộc phải bán các loại hình đầu tư này. Các khoản đầu tư như vậy thường rất đắt đỏ. Và những khoản đầu tư đắt tiền này lại là những khoản đầu tư kém chất lượng.

4. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một lĩnh vực đem lại khả năng tiếp cận với các khoản tiền tiết kiệm cả đời của mọi người lại thu hút rất nhiều những kẻ lừa đảo, trộm cắp và kẻ gian như thế.

Hãy cùng tìm hiểu cách kiếm tiền của các cố vấn đầu tư, và nghiên cứu xem từng cách kiếm tiền này gây bất lợi cho bạn thế nào. Điều bạn cần nhớ là ở đây chúng ta đang nói về những người kiếm tiền hợp pháp, chứ không phải những kẻ lừa đảo.

J.L. Collins: Tại sao bạn không cần một cố vấn tài chính?

Nói chung các cố vấn đầu tư kiếm tiền bằng ba cách:

1. Tiền hoa hồng

Cố vấn sẽ được trả tiền mỗi khi khách hàng của họ mua hoặc bán một khoản đầu tư. Trong thế giới đầu tư, những khoản hoa hồng này được gọi là “phí bán”. Không khó để nhận ra xung đột lợi ích rất rõ ràng cũng như khả năng khoản phí này bị lạm dụng. Một số quỹ còn tính cả phí quản lý định kỳ 1% cho các cố vấn bán hàng.

2. Mô hình AUM (tài sản đang được quản lý)

Khi mô hình phí hoa hồng đang bị lạm dụng tràn lan, việc tính phí quản lý cố định cũng đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Các khoản phí này thường bằng 1-2% tổng tài sản của khách hàng và cách tiếp cận này được giới thiệu là khách quan và “chuyên nghiệp” hơn. Nhưng cách tiếp cận này cũng có những ám muội đầy nguy hiểm.

Đầu tiên, khoản phí 1-2% mỗi năm là một lực cản cực kỳ LỚN đối với sự tăng trưởng của tài sản và thu nhập của bạn, đặc biệt là khi bạn đang sống bằng nó. Lợi nhuận đầu tư là thứ vô cùng quý giá, và theo mô hình này, cố vấn của bạn đang lướt qua mối quan tâm này.

3. Phí theo giờ

Nhiều cố vấn có xu hướng không thích mô hình này, họ chỉ ra rằng nó thường giới hạn thời gian khách hàng sẵn sàng dành cho họ. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng một điều khác cũng đúng không kém đó là: Họ sẽ phải mất rất nhiều giờ mới kiếm được số tiền bằng số tiền kiếm được từ tiền hoa hồng và phí hàng năm. Nhưng khi thanh toán theo giờ – dù là hình thức giúp khách hàng tiết kiệm chi phí hơn thì khách hàng cũng phải tận mắt chứng kiến tiền rời khỏi tay mình.

4.1, 2 & 3 kết hợp lại

Đây là lựa chọn cuối cùng của chúng ta. Nếu cố vấn của bạn đang sử dụng phương pháp này, có thể người cố vấn đang không làm việc vì lợi ích của bạn.

Vậy làm sao để chọn được một cố vấn tốt? Còn khó hơn lên trời. Việc này có lẽ còn khó hơn cả việc bạn chọn đúng cổ phiếu chiến thắng hoặc các quỹ tương hỗ được quản lý tích cực hoạt động hiệu quả.

Các cố vấn chỉ tốt ngang bằng với những khoản đầu tư mà họ giới thiệu. Và bởi vì những khoản đầu tư đó chủ yếu là các quỹ được quản lý tích cực trái ngược với các quỹ chỉ số mà cuốn sách này gợi ý — nên việc những quỹ đó hoạt động hiệu quả hơn sẽ hiếm hoi đến thế nào chứ?

Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, bạn có hai lựa chọn:

1. Bạn có thể học cách chọn một cố vấn.

2. Bạn có thể học cách chọn các khoản đầu tư của mình.

Cả hai điều này đều đòi hỏi nỗ lực và thời gian. Nhưng lựa chọn thứ hai không chỉ mang lại kết quả tốt hơn mà còn là con đường dễ dàng và ít tốn kém hơn. Hy vọng rằng những điều chuyên gia tài chính J.L. Collins đề cập trong cuốn sách Con đường đi đến sự giàu có đang chỉ cho bạn thấy con đường đó.

Điều trớ trêu của việc đầu tư thành công là: Sự đơn giản lại thường rẻ hơn và sinh lời nhiều hơn. Các khoản đầu tư phức tạp chỉ mang lại lợi ích cho những người và những công ty bán chúng. Hãy nhớ rằng không ai chăm sóc tiền của bạn tốt hơn bạn. Bạn có thể học cách tự quản lý tiền của mình với ít nỗ lực hơn so với việc học cách chọn một cố vấn tốt, với chi phí thấp hơn và mang lại kết quả tốt hơn.

Happy Live Team (Tổng hợp từ sách Con đường đi đến sự giàu có)

Có thể bạn quan tâm:
LINH HỒN CỦA TIỀN – Lynne Twist

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề