fbpx

” Lãi suất thực” sự nhầm lẫn của nhà đầu tư

Lãi suất là một trong những thuật ngữ được bàn nhiều nhất liên quan đến mức độ của thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư có lẽ không có ý niệm gì về mối tương quan giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Các nhà đầu tư thường quan tâm nhiều đến lãi suất mà quên đi ( hoặc nhầm lẫn) với lãi suất thực.

Lãi suất thực sự nhầm lẫn của nhà đầu tư

Sự ra đời của “ Lãi suất thực”:

Năm 1895, John Bates Clark( giáo sư kinh tế học Đại học Columbia) mới giới thiệu cho thế giới khái niệm về lãi suất thực. Ông viết về khái niệm còn mới mẻ lúc bấy giờ vì quan sát thấy có một sự lúng túng trong công chúng khi cả nước tranh cãi về chế độ song bản vị. Ông nói rằng, Lãi suất thực là một công cụ nợ bằng lãi suất trừ tỷ lệ lạm phát trong thời gian hoạt động của công cụ nợ đó đến ngày đáo hạn. Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất, trái phiếu sẽ đem về cho nhà đầu tư kết quả lỗ vốn vì sức mua của đồng tiền bị giảm đi nhiều hơn khả năng sinh sôi thêm tiền của công cụ nợ đó ( Ví dụ: Lãi suất danh nghĩa là 5% tỷ lệ lạm phát là 6% thì nhà đầu tư đã có kết quả lỗ 1%). Khi bạn tìm kiếm trên Google Ngram, cụm từ “ lãi suất thực” chưa từng được dùng trước năm 1895, bắt đầu nở rộ từ năm ấy và chưa thật sự phổ biến cho đến tận những năm 1960.

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Nhầm lẫn của Nhà đầu tư:

Mọi người không định giá trái phiếu như thể họ đang đơn thuần phản ứng với những kỳ vọng hợp lý về tỷ lệ lạm phát trong tương lai. Các lý thuyết gia thường nói rằng các tỷ lệ như PE của thị trường cổ phiếu phải liên quan chặt chẽ với lãi suất dài hạn thực tế được kỳ vọng hơn là lãi suất danh nghĩa, mà điều này hầu như chằng ai hiểu rõ. Nhưng đó là ta dựa trên giả định rằng các nhà đầu tư thường xem lãi suất danh nghĩalãi suất thực.

Lãi suất thực sự nhầm lẫn của nhà đầu tư

Nhưng đa phần các nhà đầu tư dường như không thấy cốt lõi của lợi suất trái phiếu điều chỉnh mà các lý thuyết gia gán cho nó. Thậm chí họ dường như không hiểu rằng sự điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát bảo vệ họ khỏi nguy cơ giá cao, mà đôi khi họ nghĩ sự điều chỉnh này tạo ra một mối nguy khiến cho giá trị danh nghĩa của họ thấp.

Năm 2012, cả Hoa Kỳ và Anh Quốc lãi suất thực của trái phiếu đã đạt ngưỡng âm. Điều này dường như ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán, đẩy nó lên định giá cao hơn. Khi lãi suất thực của trái phiếu đạt ngưỡng âm ( lỗ) thì các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang cổ phiếu.

Nguồn: Trích từ Sách ” Lạc Quan Tếu”

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

ĐẶT SÁCH

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề