fbpx

Lạm phát “bào mòn” túi tiền của bạn như thế nào?

Nhiều người ví lạm phát như loại thuế tồi tệ, thử tưởng tượng, bạn được tăng 4% lương nhưng lạm phát lại là 7%, bạn nghĩ mình giàu lên ư? Thực chất bạn đang nghèo đi 3%.

Chúng ta đã từng nghe nói về lạm phát rất nhiều nhưng vẫn chưa thực sự hiểu hậu quả mà nó gây ra. Một trong những hậu quả lớn nhất của lạm phát đó chính là làm cho đồng tiền bị mất giá. Nói cách khác, tiền trong túi của bạn sẽ tự nhiên mất dần mất dần giá trị theo thời gian. Vậy, hậu quả của lạm phát là gì? Làm thế nào để giảm thiểu được những hậu quả của lạm phát? Hãy cùng Happy Live tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Hiểu thế nào về lạm phát?

Lạm phát "bào mòn" túi tiền của bạn như thế nào?

Lạm phát được hiểu là mức giá chung của dịch vụ và hàng hóa bị tăng giá liên tục theo thời gian. Điều đó dẫn đến sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó (vì mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được số lượng ít dịch vụ và hàng hóa hơn so với lúc trước).

Chỉ số lạm phát được tính bằng chỉ số CPI (Consumer Price Index).

Để tính CPI người ta lập ra 1 “rổ hàng hoá” bao gồm những mặt hàng được tiêu dùng nhiều nhất – sau đó tính tổng giá của giỏ hàng hoá này so với năm trước là sẽ ra được mức chênh lệch mức tăng. Và mức chênh lệch mức tăng này được gọi là lạm phát.

Ví dụ: Nước A có một “rổ hàng hoá” gồm gạo, xe, yến mạch. Năm 2022, giá rổ hàng hoá là $100, sang năm 2023 giá rổ hàng hoá này tăng lên $102. Mức chênh lệch mức tăng của rổ hàng hoá qua một năm là 2%.

CPI = (102-100)/100=0.02 = 2%

Điều này có nghĩa là về cơ bản, dù số tiền bạn có tăng lên nhưng sức mua của nó cũng chỉ bằng năm ngoái. Vẫn ví dụ trên, năm 2022 bạn có $100 để mua được rổ hàng hoá, năm 2023 thu nhập bạn tăng lên $102 nhưng bạn cũng chỉ mua được rổ hàng hoá với giá trị tương đương.

Lạm phát đến từ đâu?

Lạm phát "bào mòn" túi tiền của bạn như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Tuy nhiên có 3 nguyên nhân chính được anh Thái Phạm (nhà đầu tư, chuyên gia tài chính) đề cập trong các video của anh đó là:

– Do chính phủ in quá nhiều tiền

Khi một lượng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế sẽ gây ra lạm phát. Điều này có thể là do chính phủ muốn thúc đẩy nền kinh tế. Chính phủ là “tay mua hàng hoá” và sử dụng nhiều hàng hoá và dịch vụ của xã hội nhất. Khi muốn kích thích nền kinh tế thì họ sẽ bơm tiền, bơm tín dụng vào nền kinh tế.

Một ví dụ điển hình, năm 2007, khi chính phủ muốn bơm một lượng tiền lớn vào nền kinh tế để ổn định tỷ giá hay hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này đã gây ra mức lạm phát 12%.

– Do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo là việc nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên. Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng sẽ làm giá của loại mặt giá đó cũng tăng lên, kéo theo đó là rất nhiều các mặt hàng dịch vụ cũng tăng giá.

Ví dụ như đồ ăn: Nhu cầu sử dụng thịt lợn tăng. Từ đó nguồn hàng khan hiếm hơn, giá thịt tăng lên. Từ đó kéo theo giá các món làm từ thịt tăng và các loại nông thực phẩm khác cũng tăng…

– Do chi phí đẩy

Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm: tiền nguyên vật liệu, máy móc, lương, thuế,… Nếu các yếu tố trên tăng thì bắt buộc các doanh nghiệp cũng cần tăng giá sản phẩm của mình. Đó gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

Làm thế nào để lạm phát không “bào mòn” túi tiền của bạn?

Lạm phát "bào mòn" túi tiền của bạn như thế nào?

Cách duy nhất để duy trì sức mua là phải kiếm nhiều hơn so với tỷ lệ lạm phát! Bạn sẽ không giàu lên nổi nếu chỉ gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư vào trái phiếu, vì nó đồng nghĩa với việc bạn đang để mất tiền với tỷ lệ sinh lời ít ỏi.

Để tránh tác động của lạm phát và giữ giá trị của đồng tiền, mọi người có thể tham khảo những hình thức như sau:

– Đầu tư tiền vào sản xuất kinh doanh hoặc khởi nghiệp kinh doanh

– Đầu tư vào vàng

– Đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, forex…

“Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.” Ở mỗi kênh khác nhau sẽ có mức lợi nhuận và rủi ro khác nhau.

Nếu bạn chịu khó bỏ thời gian đọc sách tìm hiểu quy luật của “trò chơi”, xem những video hoặc tham gia khoá học để tìm hiểu kỹ trước khi tham gia vào thị trường nào. Nếu bạn không chuẩn bị để thành công thì bạn đang chuẩn bị để thất bại.

Happy Live team biên soạn

 

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia đình thịnh vượng, bền vững

101 Lời Khuyên Tài Chính Cá Nhân Từ Thái Phạm

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề