fbpx

Làm sao Edward Thorp có thể hình thành một thương vụ phòng hộ rủi ro ít – lợi nhuận cao?

Edward Thorp đã sử dụng lợi thế của chứng quyền đảm bảo để tạo nên thương vụ đầu tư rủi ro ít – lợi nhuận cao.

Trích từ “Người đàn ông đánh bại mọi thị trường”:

Một chứng quyền, giống như tấm vé số, luôn có giá trị trước khi đáo hạn cho dù giá cổ phiếu xuống rất thấp đi nữa, còn nếu rơi vào cơ hội giá cổ phiếu có thể vượt lên giá thực hiện quyền (exercise price) và biến chứng quyền “thành tiền”. Thời gian còn lại càng dài và giá cổ phiếu càng cao, chứng quyền càng có khả năng đáng giá. 

Giá của hai chứng khoán tuân theo một mối quan hệ đơn giản bất chấp sự phức tạp của bảng cân đối kế toán hay vấn đề kinh doanh của công ty trực thuộc. Khi nghĩ về điều này đã khiến tôi hình thành ý tưởng thô về các quy tắc liên quan giữa giá chứng quyền và giá cổ phiếu. 

Vì giá của hai chứng khoán có khuynh hướng di chuyển cùng nhau, ý tưởng quan trọng về “hedging – nghiệp vụ phòng hộ” chợt lóe lên trong đầu tôi, qua đó tôi có thể sử dụng mối quan hệ này để khai thác bất cứ chứng quyền nào bị định giá sai và đồng thời làm giảm rủi ro.

Làm sao Edward Thorp có thể hình thành một thương vụ phòng hộ rủi ro ít - lợi nhuận cao?

Bắt đầu một thương vụ phòng hộ

Để hình thành một thương vụ phòng hộ (hedging), ta lấy hai loại cổ phiếu và chứng quyền mà giá của chúng có khuynh hướng di chuyển cùng nhau, ví dụ ta mua vào một chứng quyền và cổ phiếu thường, nhưng lại có giá bị sai lệch nhau (mispriced). Mua vào các khoản đầu tư (chứng quyền, cổ phiếu thường) bị định giá tương đối thấp và bán khống các khoản đầu tư đang bị định giá tương đối cao. 

Nếu lựa chọn tỉ lệ phân bổ vị thế giữa hai khoản đầu tư (chứng quyền và cổ phiếu thường) tốt, cho dù giá cả dao động lên xuống, thì lợi nhuận và khoản thua lỗ của hai loại đầu tư này sẽ xấp xỉ hoặc bù trừ lẫn nhau. Nếu chênh lệch giá giữa hai chứng khoán biến mất như dự kiến, hãy đóng cả hai vị thế và thu lợi nhuận. 

Các lệnh bán khống chứng quyền được định giá cao thường sẽ mang lại lợi nhuận nhưng rủi ro. Điều này cũng đúng với mua cổ phiếu. Hai rủi ro này phần lớn triệt tiêu nhau khi chúng tôi bảo đảm chứng quyền bằng cách mua cổ phiếu thường liên đới. Trong một mô phỏng lịch sử, phương pháp tối ưu của chúng tôi đạt lợi nhuận 25% một năm với rủi ro thấp, ngay cả trong thời kỳ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 và hệ lụy của nó… 

Nguồn: Trích từ sách “Người đàn ông đánh bại mọi thị trường”

Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông đánh bại mọi thị trường – Edward Thorp

Từ sòng bạc Las Vegas tới Phố Wall

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề