Lập kế hoạch tài chính: quyết định tương lai giàu có của bạn
Nhiều người có thói quen lên kế hoạch hàng năm với mong muốn thực hiện được những mục tiêu lớn giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Trong đó lập kế hoạch tài chính cho tương lai tốt đẹp là điều không thể thiếu cho mọi gia đình.
Hầu hết kế hoạch năm của mọi người thường xoay quanh những vấn đề liên quan đến tài chính và sức khỏe. Đó có thể là từ bỏ thói quen xấu (hút thuốc lá, uống nước ngọt, nghiệm mạng xã hội hay mua sắm vô tội vạ) hay tập một thói quen tốt (tiết kiệm, mua bảo hiểm,…). Dù vậy, không phải ai cũng biết cách lập một kế hoạch thông minh, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Bạn có thể tham khảo những đề nghị từ Generali để có tương lai tài chính tốt đẹp hơn.
Xác định các mục tiêu tài chính
Xác định rõ các mục tiêu tài chính của bản thân và gia đình là bước đầu tiên để lập kế hoạch tài chính cho tương lai tốt đẹp. Bạn cần hiểu rõ bản thân muốn gì trong một năm sắp tới để có kế hoạch phù hợp. Chẳng hạn, bạn muốn có một cuốn sổ tiết kiệm 100 triệu, một chuyến du lịch cho cả gia đình 60 triệu,… Khi có mục tiêu, bạn có thể đặt câu hỏi “Làm sao để đạt được mục tiêu đó?” và các câu trả lời sẽ là kế hoạch cho cả năm của bạn.
Sắp xếp các mục tiêu tài chính theo thứ tự ưu tiên là bước tiếp theo bạn cần thực hiện. Việc sắp xếp sẽ giúp bạn đánh giá mức độ quan trọng của các khoản thu/chi, từ đó có thể sắp xếp thời gian tích luỹ để có được số tiền này.
Một yếu tố khác tác động quan trọng đến việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai tốt đẹp chính là tầm nhìn. Bạn nên đặt các mục tiêu tài chính dài hạn thay vì phục vụ cho các nhu cầu ngắn hạn bởi mong muốn của chúng ta là có một tương lai an toàn và bền vững về mặt tiền bạc.
Cẩn trọng khi đưa ra quyết định chi tiêu
Ai cũng có thể dính bẫy tiêu dùng nếu không cẩn trọng khi đưa ra quyết định chi tiêu. Các thương hiệu, các đơn vị kinh doanh luôn có cả ngàn cách để bạn chi tiền bằng các chương trình khuyến mại, các ưu đãi hay giảm giá đặc biệt.
Bạn nên bình tĩnh và luôn đặt cho mình câu hỏi “Khoản chi này có cần thiết không?”, “Có cần phải mua vào thời gian này không?” Xác định mức độ cần thiết của khoản chi sẽ giúp bạn tránh được việc đem về nhà những đồ dùng không cần thiết.
Tăng ngân sách tiết kiệm
Mọi người đều cần có một khoản tiết kiệm để tích luỹ cho tương lai hoặc đề phòng bất trắc. Tăng ngân sách tiết kiệm là một quyết định khôn ngoan nếu bạn không muốn lo lắng về mặt tài chính và an tâm tận hưởng cuộc sống.
Hãy đặt mục tiêu tiết kiệm từ 15 – 20% thu nhập hàng tháng, bạn sẽ ngạc nhiên về khoản tiền mình có được sau vài năm đi làm và có nguồn lực tài chính cho các mục tiêu lớn như mua nhà, lập gia đình hay sinh em bé,…
Đầu tư vào bảo hiểm
Bạn cảm thấy chỉ tích luỹ bằng tiết kiệm là chưa đủ vì cuộc sống có những rủi ro sức khỏe khiến bạn phải chi một đống tiền cho dịch vụ y tế. Vậy thì đầu tư vào bảo hiểm là một bước khôn ngoan trong việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai tốt đẹp.
Với một gói bảo hiểm bạn vừa tích luỹ tiền bạc với lãi suất hấp dẫn, vừa được đảm bảo về sức khỏe dài hạn, thậm chí trọn đời. Căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân, bạn có thể lựa chọn gói bảo hiểm với hình thức đóng phí phù hợp và linh hoạt.
Thông minh khi vay tiền
Các khoản vay là điều tất yếu của cuộc sống hiện đại và cũng là một phần của việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai tốt đẹp. Bạn sẽ có những khoản vay tiêu dùng, kinh doanh hay phục vụ cho vấn đề giáo dục.
Hiện nay, các ngân hàng, quỹ tín dụng đều hỗ trợ nhiều hình thức vay với mức lãi suất và thời gian khác nhau. Bạn cần tính toán kỹ các khoản vay và đối chiếu với khả năng tài chính của mình trước khi đặt bút ký vào hợp đồng. Không ai muốn phải dành toàn bộ thu nhập để trả nợ, đúng không nào? Bạn chỉ nên dành khoảng 20 – 30% thu nhập cho các khoản vay này thôi, vì cuộc sống của bạn còn rất nhiều thứ phải chi tiêu.
Dạy dỗ con cái về vấn đề tiền bạc
Nhiều gia định Việt Nam không coi trọng giáo dục con cái về vấn đề tiền bạc. Trên thực tế, từ 6 – 10 tuổi, bé đã có khả năng tiếp nhận các khái niệm tài chính cơ bản như giá trị của tiền, cách sử dụng tiền để mua sản phẩm, nhận định các nhu cầu của bản thân,… Việc nhận thức sớm và hiểu rõ giá trị của tiền bạc sẽ giúp bé có khả năng kiểm soát vấn đề chi tiêu cá nhân, đồng thời bước đầu tự lên kế hoạch tài chính cho bản thân.
Về cơ bản, để có cuộc sống hạnh phúc lâu dài bạn cần sức khỏe tốt, tài chính ổn định, tinh thần thoải mái và gia đình êm ấm. Hy vọng rằng với những bước lập kế hoạch tài chính cho tương lai tốt đẹp, bạn sẽ có nền tảng quan trọng để xây dựng cuộc sống bền vững phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình.
Nguồn:blog.generali-life.com.vn
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live