fbpx

Lệnh bán của Jesse Livermore: Lệnh trade tuyệt vời nhất lịch sử

Jesse Livermore nổi tiếng với lệnh bán cổ phiếu công ty vận hành đường sắt Union Pacific ngay trước trận động đất năm 1906 tại San Francisco.

Vụ khủng hoảng Wall Street năm 1929 đã được chứng minh là có sức tàn phá toàn bộ nền tài chính Mỹ và là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng. Sự mất mất vượt qua khả đo đếm của những công cụ đo lường thời đó.

Nhưng ở một khía cạnh khác, nó đã mang lại cho một người đàn ông thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp giao dịch của ông và được ghi nhận là một trong những lệnh giao dịch có lợi nhuận lớn nhất từng được thực hiện trong thị trường chứng khoán.

Người đàn ông này là Jesse Livermore. Ông được coi là một trong những nhà giao dịch có hiệu suất tốt nhất mọi thời đại và “vụ khủng hoảng thị trường năm 1929 đã ghi dấu ấn lớn nhất của Jesse hơn bất cứ thứ gì khác”, Tom Rubython – nhà viết tiểu sử của Jesse Livermore nói.

Hồi tưởng của một nhà điều hành chứng khoán

Jesse Livermore sinh ra ở Massachusetts năm 1877, Livermore đến Boston năm 14 tuổi sau khi trốn thoát khỏi gia đình vì cha ông bắt ông phải làm việc trong nông trại gia đình. Tại Boston, chàng trai trẻ đã tìm được công việc đầu tiên tại công ty môi giới chứng khoán Paine Webber. Tất nhiên với một người không có kinh nghiệm và trường lớp gì cả, Jesse chỉ được nhận vào công việc cập nhật giá cổ phiếu rồi viết lên trên bảng đen.

Công việc này tuy nhàm chán nhưng đòi hỏi Jesse phải đọc giá cổ phiếu mỗi ngày và nhanh tay cập nhật. Thời gian rảnh rỗi Jesse đọc các bài báo, các tập báo cáo tài chính và chăm chỉ như một cậu học sinh, khả năng số học và tính toán của ông tăng dần theo thời gian. Chẳng mấy chốc, ông bắt đầu tự giao dịch.

Nhiều thành công trong giao dịch của ông có thể kể đến như: lệnh bán cổ phiếu công ty của vận hành đường sắt Union Pacific ngay trước trận động đất năm 1906 tại San Francisco. Năm 1907, tức 1 năm sau thành công từ đường sắt, Jesse trải qua thất bại, ông đã mất 90% tài sản của mình trên một canh bạc lĩnh vực bông.

Trở lại giai đoạn 1929, trước thời điểm cú crash diễn ra. Livermore đã thu thập số liệu và nhận thấy trong những tuần trước khi vụ khủng hoảng diễn ra thì giá trị cổ phiếu được mua đã vượt quá số vốn có sẵn để hỗ trợ rủi ro cho các giao dịch mua này.

Ông lập tức liên tưởng tới sự kiện diễn ra năm 1907 và đủ dữ kiện để thuyết phục bản thân rằng sẽ có một kết quả tương tự năm 1907 diễn ra trong năm 1927. “Bất cứ điều gì xảy ra trong thị trường chứng khoán hôm nay đã xảy ra trước đó và sẽ xảy ra một lần nữa,” một trong số 21 quy tắc giao dịch mà Jesse Livermore đã từng nói.

Livermore bắt đầu bán các cổ phiếu của công ty Mỹ, chịu lỗ một thời gian ngắn sau đó ông nhanh chóng được đền đáp khi giá bắt đầu giảm đáng kể khi niềm tin thị trường biến mất. Tới cuối ngày 29 tháng 10 năm 1929, bây giờ được gọi là Black Tuesday, ông đã kiếm được 100 triệu USD.

Nhưng đến năm 1934, Livermore lại một lần nữa mất tất cả số tiền kiếm được từ năm 1929, thêm 5 triệu đô la.

“Vì lý do gì đó, Livermore đã quyết định đi ngược lại lời khuyên của chính mình”, nhà văn đầu tư Tim Price nói trong lời nói đầu của ông về một phiên bản gần đây của sách Reminiscences of Stock Operator, một phiên bản mới về cuộc đời Livermore.

Tuy nhiên Livermore đã kịp dành ra một khoản tiền cho gia đình mình và ông không bao giờ dùng số tiền đó để giao dịch. “Cuối cùng, anh ta không để ý đến những nguyên tắc của riêng mình và không biết liệu anh ta có phải là một nhà đầu cơ tài năng hay chỉ là một con bạc may mắn đã ở đúng nơi vào đúng thời điểm”, Rubython viết về Jessi Livermore.

Vào tháng 11 năm 1940, gặp rắc rối bởi những khó khăn về tài chính và cá nhân, Jesse Livermore đã tự tử bằng súng trong một khách sạn ở Manhattan.

Tuy nhiên, những thành công của ông vẫn được những người khác coi trọng. Tới tận ngày này nhiều quyển sách về Livermore vẫn được tái bản và viết mới. Các quản lý quỹ vẫn dùng những quy tắc và câu chuyện của Jessi Livermore để giảng dạy cho các nhân viên của mình.

“Những thành tựu đáng kể trong cuộc đời của anh ấy, đã định nghĩa bốn thế hệ các nhà đầu tư tiếp sau”.

Phước Lộc (Traderviet)

============

>> Hãy trao gửi những tâm sự về trải nghiệm đầu tư của bạn với Happy Live nhé!

HÒM THƯ: TÂM SỰ ĐẦU TƯ

Các viết cùng chủ đề