Mẫu hình Nêm Mở Rộng giảm dần: Tại sao đột phá đi lên tăng 39%, nhưng đột phá đi xuống chỉ giảm 19%
Mẫu hình nêm mở rộng giảm dần được coi là tăng giá và thường được coi là mô hình đảo ngược. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù nó chỉ ra khả năng đảo ngược, vẫn có khả năng xu hướng giảm sẽ tiếp tục.
Mẫu hình nêm mở rộng giảm dần
Biểu đồ hình nêm mở rộng hướng xuống là một dạng đảo chiều tăng giá đặc trưng bởi hai đường xu hướng dốc và phân kỳ. Biểu đồ này xuất hiện khi giá dao động giữa đường xu hướng kháng cự trên và đường xu hướng hỗ trợ dưới, mở rộng phạm vi giao dịch trong xu hướng giảm. Để biểu đồ có hiệu lực, giá phải chạm vào mỗi đường ít nhất 2 hoặc 3 lần. Về mặt trực quan, nó giống như một cái loa hướng xuống dưới và sang phải.
Mẫu hình nêm giảm dần có thể đóng vai trò là tín hiệu tiếp tục hoặc đảo chiều, tùy thuộc vào vị trí của nó trên biểu đồ giá. Hướng dẫn này hướng dẫn bạn cách nhận biết mô hình và chứng minh cách sử dụng mô hình này để xác định các cơ hội mua tiềm năng.
Nêm mở rộng giảm dần: Kết quả quan trọng của thị trường tăng giá & giảm giá
Đột phá đi lên
Đảo chiều hoặc tiếp tục | Đảo chiều tăng giá dài hạn |
Xếp hạng hiệu suất | 27 trên 39 |
Tỷ lệ thất bại hòa vốn | 19% |
Mức tăng trung bình | 39% |
Xu hướng thanh khoản | Tăng |
Tỷ lệ xuất hiện cú điều chỉnh | 62% |
Tỷ lệ đạt mục tiêu giá | 83% |
Đột phá đi lên
Đảo chiều hoặc tiếp tục | Tiếp tục giảm giá ngắn hạn |
Xếp hạng hiệu suất | 29 trên 36 |
Tỷ lệ thất bại hòa vốn | 35% |
Mức giảm trung bình | 13% |
Xu hướng thanh khoản | Tăng |
Tỷ lệ xuất hiện cú hồi phục | 64% |
Tỷ lệ đạt mục tiêu giá | 32% |
Giải thích chi tiết thuật ngữ
Xếp hạng hiệu suất: Xếp hạng mức tăng hoặc giảm trung bình tương ứng từ đôt phá tới đỉnh hoặc đáy cuối cùng khi so sánh với các mẫu hình khác ở khu thời gian (ngày, tuần)
Tỷ lệ thất bại hòa vốn: Ví dụ: Bạn thấy một nêm giảm dần trên đồ trên biểu đồ, kỳ vọng giá sẽ phá vỡ đảo chiều tăng giá. Sau khi phá vỡ, giá tăng mạnh trên 39%%, tạo lợi nhuận lớn. Còn khi thất bại hòa vốn Giá phá vỡ lên nhưng chỉ tăng được khoảng 3-5% rồi quay đầu giảm trở lại.
Vậy tỷ lệ thất bại hòa vốn dùng để làm gì: Nó giúp bạn đánh giá xác suất thành công của một mẫu hình giá. Nếu một mẫu hình có tỷ lệ thất bại hòa vốn cao, nghĩa là nhiều lần giá chỉ đi một chút rồi quay đầu. Nếu tỷ lệ thất bại hòa vốn thấp, bạn có thể tự tin hơn khi giao dịch theo tín hiệu đột phá.
Mức giảm trung bình: Tỷ lệ được tính từ đột phá đến đỉnh cuối cùng (đột phá đi lên) hoặc đáy cuối cùng (đột phá đi xuống).
Xu hướng thanh khoản: Sử dụng hồi quy tuyến tính để xác định xu hướng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc mẫu hình.
Tỷ lệ điều chỉnh/hồi phục: Cho biết xác suất xảy ra điều chỉnh hay hồi phục sau đột phá.
Tỷ lệ đạt mục tiêu giá: Cho biết xác suất giá đạt được mục tiêu quy tắc đo với chiều cao đầy đủ. (Phần này nằm ở chiến lược giao dịch, sử dụng quy tắc đo để tìm mục tiêu giá kỳ vọng)
Hướng dẫn nhận diện: Nêm mở rộng giảm dần

Partial Decline Followed by Upward Đột phá: Theo sau cú giảm đoạn ngắn là đột phá đi lên
Breakout Occurs Here: Đột phá xảy ra ở đây
Đặc điểm | Thảo luận |
Hình dạng | Mẫu hình giống như một cái loa dốc xuống. |
Đường xu hướng | Cả hai đường xu hướng phân kỳ dốc xuống, đường xu hướng dưới dốc hơn đường xu hướng trên. |
Điểm chạm | Phải có ít nhất năm lần chạm với hai đường xu hướng, ba lần chạm đường này, hai lần chạm đường kia ở các đỉnh nhỏ hoặc đáy nhỏ. Giá cắt ngang qua đường xu hướng không tính là một điểm chạm. |
Khoảng trắng | Giá phải trải dài mẫu hình từ trên xuống dưới nhiều lần, lấp đầy các khoảng trắng. |
Thanh khoản | Thường tăng, dọc theo mẫu hình. Nhưng đừng loại bỏ một mẫu hình chỉ vì thanh khoản có xu hướng khác thường. |
Hướng đột phá | Có thể đột phá theo cả hai hướng, nhưng đột phá đi lên thường xảy ra hơn |
Mô hình nêm mở rộng giảm dần: Chiến thuật giao dịch
Quy tắc đo, mục tiêu. Đối với các đột phá đi lên, mục tiêu là đỉnh mẫu hình. Tỷ lệ giá đạt mục tiêu này là 83%, nghe có vẻ khá dễ dàng. Điều đó có nghĩa là 17% các mẫu hình không bao giờ tăng tới mức đó trước khi giảm đáng kể.
Chiến thuật giao dịch | Giải thích |
Quy tắc đo |
Nếu giá đột phá đi lên: Mục tiêu giá = Đỉnh cao nhất của mẫu hình + Chiều cao của mẫu hình Nếu giá đột phá đi xuống: Mục tiêu giá = Đáy thấp nhất của mẫu hình – Chiều cao của mẫu hình Chiều cao mẫu hình = Khoảng cách giữa đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất trong mẫu hình. Giả sử mẫu hình có: Đỉnh cao nhất: 100k ; Đáy thấp nhất: 80k; Chiều cao mẫu hình = 100 – 80 = 20k |
Tăng/Giảm đoạn ngắn | Nếu cú giảm đoạn ngắn xuất hiện và giá bắt đầu tăng trở lại, hãy cân nhắc việc mua vào. Tỷ lệ dự đoán chính xác một đột phá đi lên của cú giảm đoạn ngắn là 79%.Tỷ lệ dự đoán chính xác một đột phá đi xuống của cú tăng đoạn ngắn là 36%. Đừng dựa vào những cú tăng đoạn ngắn. |
Để biết thêm thông tin về mẫu này, hãy đọc Bách khoa toàn thư mẫu hình biểu đồ (Encyclopedia of Chart Patterns), Phiên bản thứ 3. Nếu bạn nhấp vào liên kết và sau đó mua sách (hoặc bất kỳ thứ gì khác) khi bạn ở đó, thì lượt giới thiệu sẽ giúp hỗ trợ trang web này. Cảm ơn. – Tom Bulkowski
Happy Live team biên soạn/Bách khoa toàn thư mẫu hình biểu đồ