Mẫu hình Tam giác tăng dần: Đột phá đi lên hay đột phá đi xuống
Mẫu hình tam giác tăng dần là xu hướng tăng giá, có nghĩa là giá của chứng khoán có khả năng tăng cao hơn khi mô hình tam giác hoàn tất. Mẫu hình này hình thành khi giá của chứng khoán dao động qua lại giữa hai đường xu hướng.
Mẫu hình Tam giác tăng dần là gì
Mẫu hình tam giác tăng dần là một cấu trúc phân tích kỹ thuật giúp nhận diện giai đoạn tích lũy trên thị trường và dự báo xu hướng tăng giá mạnh mẽ. Mẫu hình này cho thấy sự thay đổi dần dần giữa áp lực mua và bán, tạo nên một cấu trúc đặc trưng với hai đường xu hướng đối lập.
1. Thành phần của mẫu hình
– Đường kháng cự ngang:
Được tạo nên từ các đỉnh giá nằm ở mức tương đương, đường này biểu thị sự giữ giá ổn định bởi lực bán. Khi áp lực mua đủ mạnh để vượt qua rào cản này, điều đó thường báo hiệu bước ngoặt dẫn đến xu hướng tăng mới.
– Đường hỗ trợ dốc lên:
Các đáy giá liên tiếp cao dần tạo thành một đường hỗ trợ nghiêng lên, phản ánh sức mạnh của lực mua. Sự tăng dần của các đáy giá cho thấy nhà đầu tư dần dần sẵn sàng mua với giá cao hơn, từ đó củng cố tâm lý thị trường tích cực.
– Điểm hội tụ:
Hai đường xu hướng giao nhau ở phía bên phải của mô hình. Điểm này thường đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn dao động và là nơi mà xu hướng tăng giá mạnh mẽ có thể khởi đầu sau khi bứt phá.
2. Cơ chế hình thành và ý nghĩa
Mẫu hình tam giác tăng dần xuất hiện khi thị trường đang trong quá trình tích lũy: lực mua dần chiếm ưu thế nhưng bị kìm hãm bởi mức giá bán ổn định. Các nhà đầu tư tăng dần mức giá mua, tạo ra các đáy cao hơn trong khi các đỉnh vẫn giữ nguyên mức giá.
Khi giá vượt qua đường kháng cự ngang, điều này cho thấy lực mua đã vượt qua lực bán. Thông thường, đột phá này đi kèm với khối lượng giao dịch tăng, xác nhận sự chuyển đổi mạnh mẽ từ giai đoạn tích lũy sang giai đoạn tăng giá.
Tam giác tăng dần: Kết quả quan trọng của thị trường tăng giá
Đột phá đi lên
Đảo chiều hoặc tiếp tục | Tiếp tục tăng giá dài hạn |
Xếp hạng hiệu suất | 16 trên 39 |
Tỷ lệ thất bại hoà vốn | 17% |
Mức tăng trung bình | 43% |
Xu hướng thanh khoản | Giảm |
Tỷ lệ xuất hiện cú điều chỉnh | 64% |
Tỷ lệ đạt mục tiêu giá | 70% |
Đột phá đi xuống
Đảo chiều hoặc tiếp tục | Đảo chiều giảm giá ngắn hạn |
Xếp hạng hiệu suất | 30 trên 36 |
Tỷ lệ thất bại hoà vốn | 38% |
Mức tăng trung bình | 13% |
Xu hướng thanh khoản | Giảm |
Tỷ lệ xuất hiện cú hồi phục | 63% |
Tỷ lệ đạt mục tiêu giá | 44% |
Giải thích chi tiết thuật ngữ
Xếp hạng hiệu suất: Xếp hạng mức tăng hoặc giảm trung bình tương ứng từ đôt phá tới đỉnh hoặc đáy cuối cùng khi so sánh với các mẫu hình khác ở khu thời gian (ngày, tuần)
Tỷ lệ thất bại hòa vốn: Ví dụ: Bạn thấy một tam giác tăng dần trên biểu đồ, kỳ vọng giá sẽ đột phá tăng giá. Sau khi phá vỡ, giá tăng mạnh trên 43%%, tạo lợi nhuận lớn. Còn khi thất bại hòa vốn Giá phá vỡ lên nhưng chỉ tăng được khoảng 3-5% rồi quay đầu giảm trở lại.
Vậy tỷ lệ thất bại hòa vốn dùng để làm gì: Nó giúp bạn đánh giá xác suất thành công của một mẫu hình giá. Nếu một mẫu hình có tỷ lệ thất bại hòa vốn cao, nghĩa là nhiều lần giá chỉ đi một chút rồi quay đầu. Nếu tỷ lệ thất bại hòa vốn thấp, bạn có thể tự tin hơn khi giao dịch theo tín hiệu đột phá.
Mức tăng trung bình: Tỷ lệ được tính từ đột phá đến đỉnh cuối cùng (đột phá đi lên) hoặc đáy cuối cùng (đột phá đi xuống).
Xu hướng thanh khoản: Sử dụng hồi quy tuyến tính để xác định xu hướng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc mẫu hình.
Tỷ lệ điều chỉnh/hồi phục: Cho biết xác suất xảy ra điều chỉnh hay hồi phục sau đột phá.
Tỷ lệ đạt mục tiêu giá: Cho biết xác suất giá đạt được mục tiêu quy tắc đo với chiều cao đầy đủ. (Phần này nằm ở chiến lược giao dịch, sử dụng quy tắc đo để tìm mục tiêu giá kỳ vọng).

Tam giác tăng dần: Hướng dẫn nhận dạng
Đặc điểm | Thảo luận |
Hình dạng | Hai đường xu hướng, đường trên nằm ngang, đường dưới dốc lên, tạo thành một tam giác. Hai đường này giao nhau ở chóp tam giác. |
Đường xu hướng | Đường xu hướng trên nằm ngang, đường xu hướng dưới dốc lên. Giá phải chạm hai đường này ít nhất năm lần, ba lần với đường này, hai lần với đường kia, các điểm chạm phải là đỉnh hoặc đáy nhỏ. |
Khoảng trắng | Giá phải trải dài toàn bộ hình tam giác, che phủ các khoảng trắng với biến động giá |
Đột phá chết yểu | Đột phá rất dễ bị chết yểu, dù là đột phá tăng hay giảm. Thanh khoản của đột phá giả cũng lớn như đột phá thật. |
Hướng đột phá | Đột phá có thể đi lên hoặc đi xuống. Nó xuất hiện ở khoảng 64%, tính trung vị, quãng đường từ khi bắt đầu tam giác đến chóp tam giác. |
Thanh khoản | Thanh khoản ở đầu lớn thanh khoản ở cuối tam giác. |
Tam giác tăng dần: Chiến lược giao dịch
Chiến thuật giao dịch | Giải thích |
Quy tắc đo |
Chiều cao mẫu hình = Đường xu hướng nằm ngang – Đáy ở đầu mẫu hình Với đột phá đi lên, mục tiêu = Đường xu hướng nằm ngang + Chiều cao; Với đột phá đi xuống, mục tiêu = Giá đột phá – Chiều cao; Bảng dưới cho biết hiệu quả của quy tắc đo với những chiều cao khác nhau |
Chờ đột phá | Mua (hoặc bán khống) khi giá đóng cửa vượt ra ngoài đường xu hướng. |
Hỗ trợ và kháng cự | Các đường xu hướng khi kéo dài ra (vào tương lai) có thể trở thành hỗ trợ hoặc kháng cự. |
Giao dịch mẫu hình rung lắc | Các đột phá đi xuống bị phá vỡ có thể mang lại lợi nhuận lớn |
Đảo chiều ở chóp | Khi giá đến ngày của chóp tam giác, hãy kỳ vọng đỉnh hoặc đáy nhỏ sẽ xuất hiện. Nó có thể trở thành một điểm đảo chiều quan trọng đối với cổ phiếu |
Ví dụ minh họa quy tắc đo:
Để biết thêm thông tin về mẫu này, hãy đọc Bách khoa toàn thư mẫu hình biểu đồ (Encyclopedia of Chart Patterns, Phiên bản thứ 3). Nếu bạn nhấp vào liên kết và sau đó mua sách (hoặc bất kỳ thứ gì) trong khi truy cập Shop.Happy Live, thì giới thiệu sẽ giúp hỗ trợ trang web này. Cảm ơn.
Happy Live team biên soạn/ Bách khoa toàn thư mẫu hình biểu đồ