fbpx

Một đồng tiền “mạnh” có phải lúc nào cũng tốt?

Trong số các thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để thảo luận về giá trị tương đối của các loại tiền tệ quốc gia khác nhau, có hai từ phổ biến là “mạnh” và “yếu”. Tuy nhiên, một đồng tiền “mạnh” chưa chắc đã là kết quả mong muốn cuối cùng?

Một đồng tiền “mạnh” có phải lúc nào cũng tốt?

Một đồng tiền “mạnh” có phải lúc nào cũng tốt?

Khi đồng Euro lần đầu tiên được giới thiệu như đơn vị tiền tệ chính thức của các nước Liên minh châu Âu, giá trị của nó đã giảm từ 1,18 đô la xuống 83 xu, và nó được cho là “yếu” so với đồng Đô la.

Sau đó, nó tăng trở lại, đạt 1,16 đô la vào đầu năm 2003, và được cho là “mạnh”. Từ ngữ có thể vô hại nếu chúng ta hiểu chúng mang ý nghĩa gì và không mang ý nghĩa gì, nhưng chúng sẽ gây hiểu lầm nếu chúng ta coi mệnh giá là ý nghĩa thật của chúng.

Có một điều là đồng tiền “mạnh” không có nghĩa là các nền kinh tế sử dụng đồng tiền đó nhất định phải giàu có hơn. Đôi khi nó có nghĩa ngược lại. Đồng tiền “mạnh” có nghĩa là giá hàng xuất khẩu từ các quốc gia sử dụng đồng tiền đó đã tăng cho những người ở các quốc gia khác. Do đó, một số tập đoàn châu Âu đã đổ lỗi sự gia tăng giá trị của đồng Euro trong năm 2003 cho sự giảm sút của việc xuất khẩu sang Mỹ, họ cho rằng giá các sản phẩm của họ tăng lên bằng đô la đã khiến ít người Mỹ mua chúng hơn. Trong khi đó, sự “suy yếu” của đồng Bảng Anh đã có những tác động ngược lại. Tạp chí BusinessWeek từng đưa tin:

Các nhà sản xuất khó tính của Anh thích khi đồng Bảng Anh giảm giá. Vì vậy, họ đã nhiệt liệt hoan nghênh việc tỷ giá hối đoái của đồng Bảng Anh giảm 11% so với đồng Euro trong năm qua… Khi đồng Bảng Anh yếu đi so với đồng Euro, điều đó khiến hàng hóa của Anh trở nên cạnh tranh hơn ở châu Âu – thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ cho đến nay. Và nó cũng đã làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp khi thu nhập từ khu vực đồng Euro được chuyển đổi thành đồng Bảng Anh.

Tương tự như việc một loại tiền tệ “mạnh” không phải lúc nào cũng tốt, thì nó không phải lúc nào cũng xấu. Tại các quốc gia sử dụng đồng Euro, các doanh nghiệp vay từ người Mỹ nhận thấy gánh nặng của khoản nợ đó sẽ ít hơn, và do đó họ có thể dễ dàng trả nợ hơn, khi số lượng euro họ dùng để trả lại số đô la mà họ nợ ít hơn. Khi đồng Krone của Na Uy tăng giá trị so với đồng Krona của Thụy Điển, những người Na Uy sống gần biên giới Thụy Điển đã băng qua biên giới và tiết kiệm được 40% khi mua hàng tạp hóa ở Thụy Điển.

Vấn đề ở đây chỉ đơn giản là những từ như tiền tệ “mạnh” và “yếu” không hề cho chúng ta biết nhiều về thực tế kinh tế – điều vốn phải được nhìn nhận một cách trực tiếp và cụ thể thay vì chỉ dựa vào hàm ý cảm xúc của từ ngữ. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng một loại tiền cụ thể có thể vừa tăng vừa giảm cùng lúc. Ví dụ trong khoảng thời gian từ tháng Mười Hai năm 2008 đến tháng Tư năm 2009, đồng đô la Mỹ đã tăng giá so với Krona Thụy Điển và Franc Thụy Sĩ, trong khi giảm giá trị so với Bảng Anh và đô la Úc.

Happy Live Team

Nguồn: Trích từ “Basic Economics: Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư” và tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề