fbpx

Triết lý đầu tư kinh điển của nhà đầu tư huyền thoại John Templeton

Là một trong những nhà đầu tư đi ngược xu thế hàng đầu của thế kỷ XX, John Templeton được giới đầu tư coi là người “mua cổ phiếu dưới đáy của cuộc Đại suy thoái, bán ở đỉnh của thời kỳ bủng nổ Internet và có vô số vụ đầu tư thành công khác giữa hai thời kỳ này”.

Triết lý đầu tư của John Templeton

Vài nét nổi bật:

Năm 1939, khi Hitler tàn phá châu Âu, John Templeton đã mua 100$ của mỗi loại cổ phiếu được giao dịch với mức giá dưới 1$ trên sàn chứng khoán New York (NYSE) và sàn chứng khoán Hoa Kỳ (AMEX).. Trong thương vụ này, Templeton đã đầu tư vào tổng cộng 104 công ty, trong đó có 34 công ty đang trong tình trạng phá sản, với tổng số tiền đầu tư khoảng 10.400$. Bốn năm sau đó ông đã bán số cổ phiếu này và thu về hơn 40.000$.

Templetion trở thành tỷ phú khi là một người tiên phong thực thụ trong các quỹ tương hỗ đa dạng hóa toàn cầu, bao gồm cả quỹ Templeton World Fund được thành lập năm 1978. Từ năm 1954 – 2004, quỹ hàng đầu Templeton Growth Fund của ông đã thu được tỷ suất lợi nhuận bình quân năm là 13,8%, cao hơn hẳn so với mức 11,1% của Standard&Poor

Hồ sơ cá nhân:

John Templeton sinh ra trong một gia đình nghèo ở Tennessee. Nhờ vào học bổng, ông đã theo học đại học Yale và tốt nghiệp với tấm bằng kinh tế đứng đầu lớp năm 1934. Ông tiếp tục theo học thạc sĩ ở Oxford dựa vào học bổng Rhodes và lấy bằng thạc sĩ ngành luật năm 1936. Khi quay trở lại Mỹ, ông đã đến New York làm nhân viên tập sự cho Fenner&Beane, một trong các hãng tiền thân của Merrill Lynch.

Templeton đồng sáng lập công ty đầu tư là Templeton, Dobbrow & Vance ở thời điểm khủng hoảng nhất của cuộc Đại suy thoái năm 1937. Công ty này đã rất thành công, tăng tổng khối lượng tài sản lên 300 triệu USD và quản lý 8 quỹ tương hỗ. Năm 1954, Templeton thành lập quỹ Templeton Growth Fund, đặt trụ sở tại Nassau – Bahamas. Thời gian sau đó, Templeton, Dobbrow & Vance đã đổi tên thành Templeton Damroth và cuối cùng Templeton đã bán cổ phần của mình trong công ty vào năm 1962.

Trong vòng 25 năm tiếp theo, Templeton đã sáng lập một số quỹ đầu tư quốc tế lớn và thành công nhất thế giới. Ông bán lại các quỹ mang tên Templeton của mình vào năm 1992 cho Franklin Group. Năm 1999, tạp chí Money Magazine bầu ông là “Người lựa chọn cổ phiếu đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ”. Vì là một công dân quốc tịch Anh sống tại Bahamas, Templeton còn được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước hiệp sĩ vì những thành tựu của mình.

Sau khi nghỉ hưu, Templeton trở thành nhà từ thiện tích cực trên khắp thế giới thông qua quỹ John Templeton Foundation, tập trung quyên góp cho lĩnh vực nghiên cứu tâm linh và khoa học.

Phong cách đầu tư

Triết lý đầu tư của John Templeton

Là một trong những nhà đầu tư đi ngược xu thế hàng đầu của thế kỷ XX, John Templeton được giới đầu tư coi là người “mua cổ phiếu dưới đáy của cuộc Đại suy thoái, bán ở đỉnh của thời kỳ bủng nổ Internet và có vô số vụ đầu tư thành công khác giữa hai thời kỳ này”.

Phong cách đầu tư của ông có thể tóm gọn là tìm kiếm những cổ phiếu giá trị, được ông gọi là “săn món hời”, bằng cách “tìm kiếm nhiều cơ hội ở nhiều nước khác nhau thay vì chỉ ở một nước”. Châm ngôn đầu tư của Templeton là “tìm kiếm các công ty trên toàn thế giới có giá thấp và triển vọng dài hạn tuyệt vời”.

Là một nhà đầu tư giá trị – đầu tư ngược xu thế, Templeton tin rằng món hời tốt nhất là những cổ phiếu đã hoàn toàn bị bỏ quên mà các nhà đầu tư khác thậm chí không buồn nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề này, ông đã có một lợi thế mà không phải nhà đầu tư cá nhân tầm trung nào cũng có – ông là công dân của Lyford Cay, Bahamas. Lyford Key Club nội tiếng với những doanh nhân thành công từ khắp các châu lục trên thế giới.

Templeton biết rằng ông có thể dễ dàng trao đổi ý tưởng với những doanh nhân này một cách thoải mái, đối với ông, điều này hiệu quả hơn những mối quan hệ ở phố Wall – những người có nguồn thông tin hạn chế và luôn muốn bán cho ông cái gì đó. Không giống như Philip Fisher – nhà đầu tư huyền thoại và là đồng hương của mình, Templeton biết khai thác có hệ thống các mối quan hệ của ông để có được những dữ liệu đầu tư khách quan và giá trị, liên quan đến điều kiện thị trường và mục tiêu đầu tư trên toàn thế giới.

Tác phẩm:

“Golden Nuggets From Sir John Templeton”, sách  John Templeton
Sách “Golden Nuggets From Sir John Templeton”

Spiritual Investments: Wall Street Wisdom From The Career Of Sir John Templeton” được viết bởi Gary D. Moore (1998)
Golden Nuggets From Sir John Templeton” (1997)
21 Steps To Personal Success And Real Happiness” viết cùng James Ellison (1992)

Trích dẫn:

“Từ chối phân tích kỹ thuật là phương pháp để đầu tư. Để thực sự thành công trên thị trường chứng khoán, bạn phải là một nhà phân tích cơ bản”

“Hãy đầu tư ở thời điểm thị trường đang bi quan nhất”

“Nếu anh muốn có hiệu quả đầu tư tốt hơn số đông, anh phải làm những điều khác họ”

Khi được hỏi về cuộc sống và làm việc ở Bahamas trong suốt quá trình điều hành tập đoàn Templeton, Templeton chia sẻ, “Tôi nhận thấy, kết quả đầu tư cho các đối tác của tôi khi làm việc ở đây tốt hơn hẳn khi làm việc ở 30 Rockerfeller Plaza. Khi bạn ở Manhattan, thật khó để đi ngược lại số đông”.

Nguồn: investopedia, vfpress

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

tủ sách đầu tư giá trị

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề