fbpx

Nến Nhật A Bờ Cờ: Các mẫu hình đảo chiều

Cách đọc Nến Nhật – Các nhà phân tích kỹ thuật theo dõi các tín hiệu cảnh báo họ về sự thay đổi trong tâm lý và xu hướng thị trường.

nen-nhat-a-bo-co-cac-mau-hinh-dao-chieu-happy-live-9

Mẫu hình đảo chiều là những tín hiệu kỹ thuật đó. Các mẫu hình đảo chiều của phương Tây bao gồm 2 đỉnh và hai đáy, ngày đảo chiều, vai đầu vai, Hòn đảo tại đỉnh và hòn đảo tại đáy. Tuy nhiên, thuật ngữ “mẫu hình đảo chiều” lại dễ gây ra hiểu lầm. Nghe các thuật ngữ này có thể khiến bạn tưởng xu hướng cũ kết thúc đột ngột và sau đó đảo chiều thành một xu hướng tăng. Điều này hiếm khi xảy ra trong thực tế.

Tín hiệu đảo chiều xu hướng mang hàm ý rằng xu hướng trước có khả năng sẽ thay đổi, nhưng không nhất thiết là đảo chiều ngược lại.

Bạn hãy hình dung xu hướng như chiếc xe đang chạy về phía trước. Đèn phanh của xe nháy đỏ và rồi xe dừng lại. Đèn phanh chính là chỉ báo đảo chiều cho xu hướng trước đó (tức xe đang chạy về phía trước) sắp kết thúc. Nhưng dù xe đang đứng yên chăng nữa, chắc gì tài xế sẽ quyết định cho xe đánh ngược lại? Hay anh ta sẽ dừng ại chỗ? Hoặc biết đâu ta lại quyết định đi tiếp thì sao? Nếu không có nhiều tín hiệu hơn thì chúng ta vẫn chưa thể biết được.

nen-nhat-a-bo-co-cac-mau-hinh-dao-chieu-happy-live-1
Hình minh họa 1

Các ví dụ về những gì có thể xảy ra sau khi tín hiệu đảo chiều xuất hiện. Ví dụ xu hướng tăng trước đó có thể chuyển đổi thành giai đoạn hành động giá đinh ngang. Sau đó một xu hướng tăng mới, hoặc một xu hướng giảm mới điều có thể bắt đầu.

Như hình minh họa 4.3: Một xu hướng tăng có thể đột ngột đảo chiều thành một xu hướng giảm. Hãy nhớ rằng khi sử dụng thuật ngữ “mẫu hình đảo chiều”, điều này chỉ có nghĩa xu hướng trước đó có thể thay đổi nhưng không nhất thiết phải đảo chiều ngược lại. Tốt nhất hãy xem các mẫu hình đảo chiều là “các mẫu hình thay đổi xu hướng”.

Nhận diện sự xuất hiện của các mẫu hình đảo chiều là một kỹ năng rất có giá trị. Giao dịch thành công đòi hỏi phả có cả xu hướng và xác suất ủng hộ vị thế của bạn. Các tín hiệu đảo chiều chính là các biển báo giao thông mà thị trường cho ta.

Ví dụ như “Cảnh báo – Xu hướng đang trong quá trình thay đổi”. Nói cách khác, tâm lý của thị trường đang có sự biến chuyển. Bạn nên điều chỉnh phong cách giao dịch của bạn để phù hợp với tình hình thị trường mới. Có nhiều cách để giao dịch đóng mở vị thế các chỉ báo đảo chiều. 

Một nguyên tắc quan trọng là chỉ mở một vị thế mới (dựa trên tín hiệu đảo chiều) khi tín hiệu đó cùng chiều với xu hướng. 

VD: Trong một xu hướng tăng giá, một mẫu hình đảo chiều đỉnh xuất hiện. Tín hiệu giảm giá này sẽ không đảm bảo khả năng thành công cho vị thế bán không. Điều này là do xu hướng chính vẫn còn tăng. Tuy nhiên, nó sẽ báo hiệu một đợt bán ra của vị thế mua từ trước. Khi đó, chúng ta có thể kiếm tín hiệu tích cực để mua khi giá điều chỉnh, khi xu hướng chủ đạo vẫn đang đi lên cao hơn.

Bây giờ chúng ta hãy chúng ý đến nhóm đầu tiên của các tín hiệu nến đảo chiều: Nến Búa (Hammer) và Nến người treo cổ (Hanging Man).

Nến cây dù

Hình 4.4 được gọi là nến Cây dù vì hình dáng của chúng trông giống những cây dù. Nến Cây dù có bóng nến dưới rất dài và thân nến nhỏ ở đỉnh biên độ giá. Các nến Cây dù thú vị ở điểm các nến có thể mang tính tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào tình hình thị trường.

Nguồn: Sách Nến Nhật

Nếu nến Cây dù xuất hiện trong một xu hướng giảm, đó là một tín hiệu cho thấy xu hướng giảm có thể kết thúc. Nến Cây dù sau một nhịp giảm giá là tín hiệu tích cực và được gọi là nến Búa. Tuy nhiên, nếu một trong các cây nến trong Hình 4.4 xuất hiện sau một đợt tăng giá, đây có thể là tín hiệu đảo chiều tại đỉnh rất tiêu cực và được gọi là nến Người treo cổ. 

Ta có thể xác định nến Búa và Người treo cổ dựa trên ba tiêu chí sau:
1. Thân nến nằm ở phần trên của biên độ giao dịch trong ngày. Màu thân nến không quan trọng.
2. Bóng nến dưới dài, ít nhất nên gấp đôi chiều cao của thân nến.
3. Không có bóng nến trên hoặc có nhưng rất ngắn.

Có ba yếu tố khác biệt giữa nến Người treo cổ và nến Búa: xu hướng, độ dài của chuyển động giá trước nến và sự xác nhận.
Cụ thể là:
– Xu hướng: Nến Búa phải xuất hiện sau một nhịp giảm giá. Nến Người treo cổ phải xuất hiện sau một nhịp tăng giá.
– Độ dài của chuyển động giá trước nến: Nến Búa có ý nghĩa ngay cả khi xuất hiện sau một nhịp giảm ngắn hạn, nhưng nến Người treo cổ nên xuất hiện sau một nhịp tăng dài, và tốt hơn nên xuất hiện ở mức giá cao nhất trong lịch sử.
– Sự xác nhận: Ở phần tới vấn đề này sẽ được bàn kỹ hơn, nhưng nến Người treo cổ nên có sự xác nhận, còn nến Búa thì không cần.

Bóng nến dưới càng dài, bóng nến trên càng ngắn và thân nến càng nhỏ sẽ khiến cây nến Búa tăng giá hoặc nến Người treo cổ giảm giá mang nhiều ý nghĩa hơn. Giờ chúng ta sẽ tập trung vào nến Búa, sau đó đi sâu vào nến Người treo cổ.

Nến Búa

Thân của nến Búa có thể là màu xanh hoặc đỏ. Nến Búa có bóng dưới dài và đóng cửa gần hoặc tại mức giá cao nhất phiên cho tín hiệu trên đồ thị rằng thị trường bán mạnh trong phiên rồi bật lên để đóng cửa gần hoặc tại mức giá cao nhất phiên. Điều này có thể mang đến kết quả tích cực. Yếu tố đóng cửa gần hoặc tại mức giá cao nhất chính là lý do nến Búa không nên có bóng nến trên hoặc bóng trên rất nhỏ. Bóng nến trên dài nghĩa là thị trường đóng cửa cách xa mức giá cao nhất, mà đây lại là yếu tố quan trọng của nến Búa.

nen-nhat-a-bo-co-cac-mau-hinh-dao-chieu-happy-live-3
Hình ảnh minh họa: Nến Búa

Nến Búa là tín hiệu đảo chiều ở đáy, do vậy ta cần phải có  xu hướng giảm giá để đảo chiều.

Nến người treo cổ (Hanging Man)

Nến Người treo cổ có hình dáng giống nến Búa, điểm khác nhau duy nhất chính là nến Người treo cổ xuất hiện sau một nhịp tăng. Bóng nến dưới dài được xem là một điểm cộng, và vì nến Người treo cổ có một bóng nến dài như thế, một điều tối quan trọng ở đây là đợi tín hiệu xác nhận tiêu cực với nến này. Ít nhất phải có một nến mở cửa thấp hơn thân nến của nến Người treo cổ. Nhưng thường thì tôi khuyến nghị đóng cửa dưới nến Người treo cổ.

Lý do chờ đợi giá đóng cửa dưới thân nến Người treo cổ là nếu thị trường đóng cửa thấp hơn vào ngày hôm sau, những người mua vào lúc mở cửa hoặc đóng cửa của phiên tạo nến Người treo cổ (và rất nhiều giao dịch xảy ra vào giữa hai khoảng thời gian này) đang bị “treo” ở một vị thế thua lỗ. Đó là lý do tôi luôn muốn thấy nến Người treo cổ ở đỉnh giá mọi thời đại, hoặc ít ra cũng là đỉnh giá của một nhịp tăng đáng kể. Trong trường hợp này, những người mở vị thế mua trong phiên hình thành nến Người treo cổ đang ở mức giá tạo đỉnh mới, nên tâm lý họ sẽ lo lắng hơn. Từ đó, các vị thế mua này có thể quyết định đóng vị thế thua lỗ của mình. Điều này dễ dẫn đến áp lực bán cao hơn.

nen-nhat-cho-nguoi-moi-cac-mau-hinh-dao-chieu-happy-live-4
Nến người treo cổ

Hình 4.10 là một ví dụ tuyệt vời của việc cùng một nến nhưng có thể tiêu cực (như nến Người treo cổ ngày 29 tháng 01) hay tích cực (nến Búa ngày 22 tháng 02). Mặc dù cả nến Người treo cổ và nến Búa trong ví dụ này đều có thân trắng, nhưng màu thân lại nến không gây ra tác động gì.

nen-nhat-a-bo-co-cac-mau-hinh-dao-chieu-happy-live-4
Hình 4.10

Nến đầu tiên là một nến Người treo cổ vì xu hướng trước đó là xu hướng tăng. Nến Người treo cổ đang ở đỉnh giá mới của nhịp tăng này. Ngày hôm sau (ngày 01 tháng 02), thị trường đóng cửa dưới thân nến Người treo cổ, khiến những nhà giao dịch đang giữ vị thế mua – những người mua vào lúc nến Người treo cổ mở cửa hoặc đóng cửa – như ngồi trên đống lửa. 

Nến ngày 22 tháng 02 là một nến Búa vì nó xuất hiện sau một xu hướng giảm. Phiên giao dịch trước nến Búa có một thân nến nhỏ. Đây là gợi ý sớm cho thấy lực của bên bán đang chững lại. Nến Búa là bằng chứng tích cực của điều này.

Mẫu hình nhấn chìm

Nến Búa và nến Người treo cổ là những mẫu hình nến đơn. Như ta đã thấy từ trước, các nến riêng lẻ có thể cung cấp các tín hiệu quan trọng về độ khỏe của thị trường qua màu sắc, độ
dài và kích cỡ thân nến cũng như bóng nến. Tuy nhiên, hầu hết các tín hiệu nến có nền tảng dựa trên sự kết hợp của nhiều nến riêng lẻ. Mẫu hình Nhấn chìm là loại đầu tiên trong số những mẫu hình kết hợp này. Mẫu hình Nhấn chìm là một tín hiệu đảo chiều quan trọng với hai thân nến có màu đối nghịch nhau ghép thành.

Hình 4.13 cho thấy một mẫu hình Nhấn chìm tăng (bullish engulfing). Thị trường đang trong một xu hướng giảm, sau đó một thân nến dài màu trắng nuốt trọn, hoặc nhấn chìm thân nến màu đen trước đó.

Hình 4.14 minh họa một mẫu hình Nhấn chìm giảm (bearish engulfing). Ở đây, thị trường đang trong xu hướng tăng. Một thân nến màu trắng bị nhấn chìm bởi một thân nến dài màu đen là tín hiệu đảo chiều tại đỉnh. Điều này cho thấy lực cung đã áp đảo lực cầu.

Có ba tiêu chí cho một mẫu hình Nhấn chìm:

1. Thị trường phải ở trong một xu hướng tăng rõ ràng (đối với mẫu hình Nhấn chìm giảm) hoặc giảm rõ ràng (đối với mẫu hình Nhấn chìm tăng), ngay cả khi xu hướng đó là ngắn hạn.
2. Hai cây nến cấu tạo thành mẫu hình Nhấn chìm. Thân nến thứ hai phải nhấn chìm thân nến trước đó (không cần nhấn chìm cả bóng nến).
3. Thân nến thứ hai của mẫu hình Nhấn chìm phải có màu đối nghịch với màu của thân nến đầu tiên (Ngoại lệ cho quy tắc này là khi thân nến đầu tiên của mẫu hình Nhấn chìm là một nến Doji. Tức sau một xu hướng giảm kéo dài, một nến Doji bị nhấn chìm bởi một thân nến rất lớn màu trắng có thể là đảo chiều đáy. Trong một xu hướng tăng, nến Doji bọc bởi một thân nến màu đen rất dài có thể là mẫu hình đảo chiều tiêu cực).

Một số yếu tố góp phần nâng cao khả năng báo hiệu điểm đảo chiều quan trọng của mẫu hình Nhấn chìm:

1. Ngày đầu tiên của mẫu hình Nhấn chìm có thân nến rất nhỏ (tức là nến Con quay) và ngày thứ hai có một thân nến rất dài. Thân nến rất nhỏ ban đầu phản ánh áp lực của xu hướng trước đã tiêu tan và thân nến rất lớn của nến sau chứng tỏ áp lực của chuyển động mới đang gia tăng.
2. Mẫu hình Nhấn chìm xuất hiện sau một đợt tăng giá kéo dài hoặc đợt tăng rất nhanh. Một nhịp tăng nhanh hoặc mạnh khiến thị trường rơi vào trạng thái quá mức (quá bán hoặc quá mua) và dễ xảy ra hiện tượng chốt lời.
3. Xuất hiện khối lượng lớn tại cây nến thứ hai của mẫu hình Nhấn chìm. 

nen-nhat-a-bo-co-cac-mau-hinh-dao-chieu-happy-live-6
Nguồn: Sách Nến Nhật

Một ứng dụng quan trọng của mẫu hình Nhấn chìm chính là dùng chúng làm ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Điều này được minh họa trong Hình 4.15 và 4.16. Trong Hình 4.15, tôi sử dụng mức giá cao nhất của hai cây nến tạo nên mẫu hình Nhấn chìm giảm. Mức giá cao nhất này trở thành kháng cự (dựa trên giá đóng cửa). Còn trong Hình 4.16, ý tưởng tương tự được áp dụng cho mẫu hình Nhấn chìm tăng. Như thế tức là mức giá thấp nhất của mẫu hình trở thành hỗ trợ.

Kỹ thuật sử dụng mẫu hình Nhấn chìm làm kháng cự và hỗ trợ đặc biệt rất hữu ích khi thị trường đã đi quá xa khỏi các mức giá thấp (trong trường hợp mẫu hình Nhấn chìm tăng) hoặc các mức giá cao (trong trường hợp mẫu hình Nhấn chìm giảm) khiến ta khó cảm thấy thoải mái khi bán hoặc mua. Ví dụ, khi mẫu hình Nhấn chìm tăng đã hoàn thành (hãy nhớ là chúng ta phải đợi mức giá đóng cửa của phiên thứ hai trước khi biết đó có phải mẫu hình Nhấn chìm tăng hay không), giá có thể đã cách quá xa mức giá thấp nhất. Vì thế, tôi sẽ cảm thấy nó đã ra khỏi vùng giá mua hấp dẫn. Trong trường hợp ấy, chúng ta có thể đợi giá điều chỉnh về vùng hỗ trợ ở mức giá thấp của mẫu hình Nhấn chìm tăng rồi mới xem xét có vào vị thế mua hay không. Điều tương tự, nhưng ngược lại, cũng đúng với mẫu hình Nhấn chìm giảm.

Trong Hình 4.17, chúng ta có thể thấy cây nến trắng đầu tiên sau 6 nến đen giảm giá xuất hiện vào đầu phiên giao dịch ngày 05 tháng 05. Cây nến trắng này hoàn thành mẫu hình Nhấn chìm tăng. Ta có thể dùng mức giá thấp nhất của mẫu hình Nhấn chìm tăng (mức giá đáy của hai cây nến tạo nên mẫu hình) làm hỗ trợ ở gần 56 đô la.

Lucent tăng giá sau mẫu hình Nhấn chìm tăng này và chững lại khi xuất hiện mẫu hình Nhấn chìm giảm. Hãy để ý rằng mức giá cao của mẫu hình Nhấn chìm giảm trở thành kháng cự cho cây nến tiếp đó. Có một nhịp giảm sau mẫu hình Nhấn chìm giảm này, và nến Doji xuất hiện cho ta manh mối rằng cổ phiếu đang cố gắng cân bằng lại ở gần hỗ trợ tiềm năng tại mẫu hình Nhấn chìm tăng. Sau khi kiểm định hỗ trợ của mẫu hình Nhấn chìm tăng thành công, cổ phiếu tăng giá, lưỡng lự một vài cây nến ở kháng cự của mẫu hình Nhấn chìm giảm, sau đó tiếp tục tăng dọc theo đường hỗ trợ hướng lên.

nen-nhat-a-bo-co-cac-mau-hinh-dao-chieu
Hình 4.17

Mẫu hình mây đen bao phủ 

Mẫu hình đảo chiều tiếp theo của chúng ta là mẫu hình Mây đen bao phủ. Nó là một mẫu hình hai nến cho tín hiệu đảo chiều vùng đỉnh sau một xu hướng tăng hoặc đôi khi là tại vùng đỉnh của một giai đoạn đi ngang. Cây nến đầu tiên của mẫu hình hai nến này có một thân nến màu trắng mạnh mẽ. Cây nến thứ hai mở cửa cao hơn mức giá cao nhất của phiên trước đó (nghĩa là trên đỉnh của bóng nến trên). Tuy nhiên, vào cuối phiên thứ hai, thị trường đóng cửa sâu vào thân nến màu trắng của phiên trước. Mức xâm lấn vào thân nến trắng càng nhiều thì càng có khả năng đây là đỉnh.

Một số nhà phân tích kỹ thuật Nhật Bản yêu cầu thân nến màu đen xâm lấn hơn 50% thân nến màu trắng. Nếu cây nến màu đen không đóng cửa ở nửa dưới cây nến trắng, tốt nhất là chờ thêm xác nhận giảm sau mẫu hình Mây đen bao phủ. Trong vài trường hợp, nếu giá mở cửa chỉ nằm trên mức giá đóng cửa của phiên trước đó chứ không trên mức giá cao nhất của phiên trước, tôi vẫn sẽ xem đó là mẫu hình Mây đen bao phủ. 

Lý do đằng sau mẫu hình giảm giá này được giải thích khá rõ ràng. Vào phiên đầu tiên của mẫu hình Mây đen bao phủ, thị trường đang trong một xu hướng tăng với một cây nến trắng mạnh mẽ. Theo sau là một Khoảng trống tăng giá vào lúc mở cửa phiên tiếp theo. Tới lúc này, phe mua vẫn đang hoàn toàn kiểm soát giá. Nhưng bức tranh kỹ thuật đã thay đổi hoàn toàn vào ngày thứ hai của mẫu hình khi thị trường đóng cửa dưới mức giá đóng cửa của phiên trước và đóng sâu vào thân nến của ngày hôm trước, lấy lại gần như phần lớn mức tăng của phiên thứ nhất.

Một số yếu tố gia tăng tầm quan trọng của mẫu hình Mây đen bao phủ bao gồm:

1. Mức độ xâm lấn của thân nến đen vào thân nến trắng trước càng lớn, khả năng tạo đỉnh càng cao (nếu thân nến màu đen bao phủ toàn bộ thân nến màu trắng của ngày hôm trước, chúng ta sẽ thu được mẫu hình Nhấn chìm giảm chứ không phải mẫu hình Mây đen bao phủ). Mẫu hình Nhấn chìm giảm có thể xem như nhật thực toàn phần, che hết toàn bộ mặt trời (tức che hết thân nến trắng). Do đó, mẫu hình Nhấn chìm giảm là một tín hiệu đảo chiều mạnh hơn. Nhưng nếu một thân nến trắng dài xuất hiện và đóng cửa trên mức giá cao nhất của mẫu hình Mây đen bao phủ hoặc mẫu hình Nhấn chìm giảm, nó có thể báo hiệu cho một đợt tăng giá mới bắt đầu.

2. Trong một xu hướng tăng kéo dài, nếu mẫu hình có một cây nến trắng dài mạnh mẽ mở cửa ở giá thấp nhất (nghĩa là không có bóng nến dưới), đóng cửa ở giá cao nhất (không có bóng nến trên), ngày hôm sau có thân nến dài màu đen mở cửa ở mức giá cao nhất, đóng cửa ở mức giá thấp nhất, tức là nến này không có bóng nến trên và không có bóng nến dưới.

3. Nếu thân nến thứ hai (cây nến màu đen) của mẫu hình Mây đen bao phủ có giá mở cửa trên một mức kháng cự quan trọng và sau đó thất bại, nó sẽ chứng minh rằng phe mua đã không thể kiểm soát thị trường.

4. Nếu đầu phiên thứ hai có khối lượng giao dịch lớn, thì có thể đã xảy ra một đợt mua mạnh. Ví dụ, khi mở cửa, giá tạo đỉnh mới, đi kèm với khối lượng giao dịch lớn, điều này có thể mang nghĩa là nhiều người mua mới đã quyết định lên tàu. Sau đó, thị trường bị bán tháo. Và không mất quá lâu trước khi những người mua mới (và cả những người mua cũ đã đi theo xu hướng tăng) nhận ra con tàu họ nhảy lên là tàu Titanic.

Happy Live Team Biên Soạn/Nến nhật

 

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

Những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề