Nến Nhật ABC: Kết hợp Nến với Chỉ báo dao động “nắm bắt thời cơ”
Nếu các kỹ thuật nhận diện mẫu hình thường mang tính chủ quan (bao gồm cả kỹ thuật nến) thì các chỉ báo dao động là các kỹ thuật xuất phát từ toán học, mang tới một cái nhìn khách quan hơn để phân tích thị trường. Chúng được sử dụng rộng rãi và là nền tảng của nhiều hệ thống giao dịch được lập trình.
3 công dụng chính của chỉ báo dao động
Chỉ báo dao động bao gồm các công cụ kỹ thuật như RSI ( (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối), Stochastics và MACD. Ba công dụng chính của chỉ báo dao động là:
- . Làm chỉ báo phân kỳ. Có hai loại phân kỳ. Một là phân kỳ âm (phân kỳ giảm), xảy ra khi giá đạt mức cao mới, nhưng chỉ báo dao động thì không. Điều này ngụ ý nội lực của thị trường khá yếu. Hai là phân kỳ dương (phân kỳ tăng), là khi giá tạo đáy mới nhưng chỉ báo dao động không chạm đáy mới. Điều này cho thấy áp lực bán đang cạn kiệt.
- Chỉ báo quá mua/quá bán: Điều này mang nghĩa chỉ báo dao động có thể báo cho nhà giao dịch biết khi nào thị trường trở nên quá mức và dễ bị điều chỉnh. Sử dụng một chỉ báo dao động khi quá mua/quá bán yêu cầu cần sự thận trọng.
- Xác nhận sức mạnh đằng sau chuyển động của xu hướng. Chỉ báo dao động có thể xác nhận động lượng của thị trường, đo lường vận tốc của đợt giá bằng cách so sánh sự thay đổi của giá. Về lý thuyết, vận tốc tăng lên khi nằm trong xu hướng. Động lượng đi ngang có thể là tín hiệu cảnh báo sớm rằng nhịp giá đang giảm tốc.
Chúng ta nên sử dụng tín hiệu của chỉ báo dao động để mở một vị thế theo hướng của xu hướng đang chi phối thị trường. Tức là với một thị trường tăng giá, một chỉ báo dao động cho tín hiệu tăng giá nên được sử dụng để canh mở vị thế mua và để canh mua lại vị thế bán khống.
Ý tưởng tương tự áp dụng cho một chỉ báo dao động cho tín hiệu giảm. Đừng bán khống chỉ vì tín hiệu của chỉ báo dao động cho thấy giảm giá trừ khi xu hướng thị trường đang thịnh hành là xu hướng xuống. Còn nếu thị trường không phải xu hướng giảm, tín hiệu của chỉ báo dao động giảm giá chỉ nên được sử dụng để thanh lý vị thế mua.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI – Relative Strength Index)
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một trong những chỉ báo dao động phổ biến nhất. RSI khác với khái niệm Sức mạnh tương đối – Relative Strength. Sức mạnh tương đối so sánh sức mạnh tương đối của cổ phiếu, hoặc một nhóm nhỏ các cổ phiếu, với sức mạnh của ngành hoặc của chỉ số thị trường chung như Dow Jones hay S&P 500 ở Việt Nam chỉ số VN- Index.
Tính toán chỉ số RSI
Chỉ số RSI so sánh sức mạnh tương đối của các đợt tăng giá với đợt giảm giá trong một khung thời gian nhất định. 9 và 14 ngày là hai khung thời gian được sử dụng nhiều nhất. RSI được tính toán bằng cách so sánh phần giá lên của những phiên tăng với phần giá mất vào những phiên giảm trong một khoảng thời gian cho trước. Việc tính toán phụ thuộc vào giá đóng cửa.
Công thức là:
Do đó, tính toán RSI 14 ngày bao gồm cộng tổng phần tăng trong những ngày tăng suốt 14 ngày (dựa trên việc so giá đóng cửa với nhau) và chia cho 14. Tính tương tự cho những ngày giảm. Các số liệu này cung cấp giá trị của sức mạnh tương đối – RS. RS này sau đó được đưa vào công thức tính RSI. Công thức RSI này chuyển đổi dữ liệu của RS để nó trở thành một chỉ số có phạm vi từ 0 đến 100.
Sử dụng RSI
Hai ứng dụng chính của RSI là chỉ báo quá mua/quá bán và là công cụ để theo dõi phân kỳ.
Là một chỉ báo quá mua/quá bán, chỉ số RSI cho biết thị trường ở trạng thái quá mua nếu nó lên phần trên của dải dao động (nghĩa là trên 70%). Tại thời điểm đó, thị trường dễ kéo ngược hoặc chuyển sang giai đoạn tích lũy. Ngược lại, ở phần dưới của dải RSI (thường dưới 30%), nó phản ánh tình trạng quá bán. Trong môi trường như vậy, có khả năng xuất hiện nhịp giá do mua lại vị thế bán khống.
Là công cụ theo dõi phân kỳ, tính toán RSI rất hữu ích khi giá tạo đỉnh cao mới trong nhịp tăng nhưng RSI lại không thể tạo ra mức cao mới. Điều này được gọi là phân kỳ âm và là tín hiệu tiêu cực tiềm tàng. Phân kỳ dương xảy ra khi giá tạo đáy mới, nhưng RSI thì không. Phân kỳ có ý nghĩa hơn khi RSI nằm trong vùng quá mua hoặc quá bán.
Trong Hình 14.1, nửa sau Tháng 11 có kháng cự gần 58 đô la. Khi Albertson’s vượt qua ngưỡng này với nến trắng thân dài ngày 01 tháng 12, ta có thể dùng nguyên tắc Đổi cực để chuyển kháng cự trước đó thành hỗ trợ mới. Giá lưỡng lự ở tuần ngày 14 tháng 12, nhưng chuỗi bóng nến dưới thân dài cho thấy cổ phiếu có nền giá tốt ở gần 62 đô la.
Nhịp tăng tiếp tục vào ngày 21 tháng 12, chững lại với mẫu hình Mây đen bao phủ. Khi cổ phiếu tạo mẫu hình Mây đen bao phủ ở đỉnh giá mới, RSI đang quá mua và hình thành tín hiệu phân kỳ âm. Cụ thể, giá cổ phiếu ở 2 cao hơn 1, nhưng RSI ở 2 lại thấp hơn 1.
Sự hội tụ của phân kỳ âm và mẫu hình Mây đen bao phủ củng cố tín hiệu tiêu cực tiềm năng của Mây đen bao phủ. Đường xu hướng cũng có thể được dùng trên RSI. Nó được thể hiện bằng đường đứt nét trên chỉ báo dao động.
Hãy chú ý là khi đường hỗ trợ dốc lên bị xuyên thủng, lại có thêm một tín hiệu tiêu cực nữa. Khái niệm chủ đạo với đồ thị nến là bức tranh kỹ thuật tổng thể quan trọng hơn một cây nến đơn lẻ. Ta phải luôn quan sát nến hoặc mẫu hình nến trong bối cảnh thị trường.
Trong Hình 14.2, có hai mẫu hình Nhấn chìm tăng ở 1 và 2 (mặc dù giá mở cửa của nến trắng trong mẫu hình giống với giá đóng cửa của nến đen, ta vẫn chấp nhận đây là mẫu hình Nhấn chìm tăng vì giá mở cửa và đóng cửa của sàn Forex là như nhau).
Mẫu hình Nhấn chìm tăng ở 2 quan trọng hơn ở 1 vì mẫu hình 2 được xác nhận với phân kỳ dương. Ở mẫu hình 1, RSI tiếp tục đà giảm khi cổ phiếu tạo đáy mới. Nó khiến cho động lượng tiêu cực giữ nguyên.
Happy Live team Biên Soạn/ Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến nhật
Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
Những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm