Nếu Marketing kiểu cũ không giúp bạn kiếm được tiền, hãy mạnh dạn phá bỏ nó
Rất nhiều quan điểm sai lầm khi làm Marketing, một tư duy điển hình đó là “hoạt động marketing tốt trong quá khứ hoặc có nhiều khách hàng mua sản phẩm ngày hôm nay thì ngày mai họ vẫn bán được hàng”. Vậy điều gì là nền tảng tạo nên cách làm Marketing hiệu quả, điều gì không còn phù hợp?
2 tư duy làm Marketing kiểu cũ
1. Nghĩ rằng khách hàng mãi mãi có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ
Rất nhiều CEO, COO hay bất kỳ ai đang nắm giữ vị trí điều hành lầm tưởng rằng khách hàng mãi mãi có nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp. Họ kỳ vọng người người, nhà nhà phải lái xe hoặc xếp hàng, giành giựt bằng được món hàng mà họ đang bán. Nhưng sự thật không phải như thế!
Mạng xã hội khiến chúng ta gây nghiện. Chúng ta dành nhiều thời gian “lướt” xem các video giải trí, drama,… và một phần không nhỏ là những quảng cáo được tiếp cận để kích hoạt các nhu cầu mà chúng ta mong muốn được đáp ứng. Chúng ta muốn ăn ngon hơn mà không cần tốn nhiều thời gian vào bếp; chúng ta yêu thích sự tiện dụng, yêu thích việc tiêu tiền, yêu thích việc tận hưởng cuộc sống. Chúng ta đã giảm đáng kể thời gian lái xe và xếp hàng dài để đến siêu thị vào cuối tuần. Chúng ta chọn chợ Online trên Shopee Food, Grab Food hoặc các App siêu thị để đặt hàng và cuối tuần chúng ta thoải mái với những chuyến đi xa, vui vẻ với những thành viên trong gia đình.
Thông qua tình huống trên, bất kỳ một thương hiệu nào cũng cần phải giải quyết 2 bài toán song song: giữ được trong tâm trí khách hàng hình ảnh thương hiệu rõ ràng để ngay khi họ có nhu cầu, họ nhớ đến thương hiệu của bạn và luôn hiện diện ở những nơi khách hàng đang ở đó (Facebook, Tiktok, Website,… ).
2. Tư duy chi nhiều tiền cho quảng cáo chắc chắn sẽ bán được hàng
Khi bạn trả tiền cho các nền tảng quảng cáo, hệ thống sẽ giúp nội dung của bạn được phân phối đến khách hàng tiềm năng; tăng nhận diện thương hiệu; kích hoạt nhu cầu và rồi doanh thu sẽ đến nhưng thời chạy Ads giá rẻ đã qua khi càng có nhiều đối thủ cũng nhảy vào thị trường, đẩy giá thầu quảng cáo lên một ngưỡng cao mới. Điều này tạo ra thế tiến thoái lưỡng nan khi giá thầu càng cao nhưng không tạo ra chuyển đổi, dẫn đến lãng phí ngân sách và sự phụ thuộc quá mức vào quảng cáo.
Nếu muốn chi phí quảng cáo giữ được một ngưỡng phù hợp, vẫn lãi đều mỗi ngày bạn cần thấu hiểu hành vi của khách hàng và target chính xác vào những điều mà họ quan tâm (thông qua hình ảnh hiển thị, content chữ và video,… ) bởi có rất nhiều thương hiệu họ chỉ tạo những chiến dịch chạy Ads nhưng không hề đầu tư vào chất lượng content.
3 tư duy Marketing kiểu mới trong Marketing giỏi phải kiếm được tiền
1. Lấy khách hàng làm trung tâm trong các chiến dịch quảng cáo
Thành công của công ty luôn luôn nằm trong tay người tiêu dùng, một thương hiệu tồn tại bởi khách hàng cho phép nó được tồn tại và việc của thương hiệu là tiếp cận đến khách hàng tiềm năng (thông qua các hình thức miễn phí – trả phí), tạo ra giá trị, giải thích tại sao họ nên mua sản phẩm mà họ chuẩn bị mua. Tất cả những điều trên đều áp dụng cho tất cả thương hiệu, trong tất cả thị trường, ở tất cả phân khúc, bằng tất cả ngôn ngữ.
Thương hiệu là cầu nối giữ người mua và người bán, Marketing thiết lập mối quan hệ đó, đảm bảo rằng người tiêu dùng hiểu cách mà một sản phẩm hay một dịch vụ sẽ khiến cuộc sống của họ tốt hơn như đáng kể như thế nào. Nó không chỉ về phát triển các chiến dịch Marketing cho một khách hàng trong một lần mà là về việc thấu hiểu phân khúc khách hàng.
Hãy hiểu rằng trừ khi bạn thấu hiểu phân khúc khách hàng và hiểu rõ khách hàng đang làm gì, điều gì sẽ thu hút họ, bạn mới có thể tạo ra được những thông điệp chạm đến họ. Đừng mãi neo theo tư duy tạo ra sản phẩm mà hãy tìm ra cái khách hàng muốn và sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được kỳ vọng của họ.
2. Marketing là phải tạo ra tiền
Marketing không đơn giản là tiến trình tạo ra sản phẩm, hiện diện trên các kênh mạng xã hội và khẩn cầu người tiêu dùng mua hàng. Marketing xác định bạn là ai, bạn làm gì, tại sao bạn làm điều đó và bạn làm nó cho ai.
Marketing ngày nay không có ý nghĩa nào khác hơn là MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ LÀM ĂN (với khách hàng) và để thương hiệu tồn tại, bất kỳ Marketers hay CEO, COO,… đều tiếp cận nó một cách nghiêm túc như những người làm ăn thực sự.
Rất nhiều năm về trước, mọi người xem Marketing là trò chơi và sau đó nâng cấp lên thành nghệ thuật nhưng sự thật nó không phải là trò chơi hay cũng chẳng phải là nghệ thuật trang trí kỳ diệu nào cả. Nó là công chuyện kinh doanh, làm ăn thuần túy.
Marketing là việc lập ra những kế hoạch một cách thấu đáo, có thệ thống và thực thi hiệu quả nhằm lôi kéo thêm nhiều người, mua nhiều sản phẩm, một cách thường xuyên và ở giá cao hơn. Công việc Marketing cần tạo ra lợi nhuận cho công ty.
3. Marketing là khoản đầu tư quan trọng, không phải là chi phí
Kế toán và các chuyên viên tài chính luôn cho rằng Marketing là một khoản chi phí. Trong tâm trí họ, trách nhiệm về mặt tài chính của một người làm Markreting là không để việc chi tiêu vượt quá giới hạn ngân sách đã được cấp từ đầu năm.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Sergio Zyman (giám đốc Marketing Coca-Cola toàn cầu) ông cho rằng mọi việc liên quan đến doanh nghiệp đều phải hướng tới việc tạo ra giá trị cộng thêm cho khách hàng và kiếm thêm tiền cho công ty. Marketing cũng không ngoại lệ.
Nếu chúng ta đo lường lợi nhuận của từng đồng đầu tư vào các hoạt động tiếp thị nó cũng sẽ giống như cách đo lường lợi nhuận của một nhà máy đóng chai nước giải khát hay một xe tải mới.
Tại Coca-Cola, thời điểm duy nhất mà thương hiệu này cắt chi tiêu là khi một chiến dịch quảng cáo không hiệu quả và bởi vị nó không hoàn lại khoản đầu tư vào marketing cho thương hiệu đó. Và khi một chiến dịch Marketing hiệu quả, họ dốc thêm tiền vào đầu tư cho đến khi nó không còn sinh ra một khoản gia tăng nào nữa về doanh số và lợi nhuận mới thôi.
Tương tự với các chiến dịch quảng cáo hiệu quả, đừng ngần ngại gia tăng ngân sách để tiếp cận hết tệp khách hàng cho đến khi quảng cáo đó không còn tạo ra doanh số.
Khi các công ty bắt đầu nhìn nhận vấn đề theo cách này và sử dụng Marketing để thúc đẩy hoạt động bán hàng thì sự sụt giảm doanh số sẽ ít hơn, doanh số sẽ đạt tới những đỉnh cao mới và lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc có thể nhìn nhận Marketing theo một cách thức đúng bản chất, để từ đó có thể tạo ra những chiến lược, kế hoạch, chiến dịch Marketing tạo ra lợi nhuận bởi Marketing giỏi phải kiếm được tiền!
Happy Live Team
Nguồn: Sách Marketing giỏi phải kiếm được tiền, Team trích lược và bổ sung
Có thể bạn quan tâm:
Quyển sách được viết bởi cựu CMO Coca-Cola Sergio Zyman