fbpx

Nguyên tắc Assiduity: ‘Thành công sẽ mỉm cười với người kiên trì ở lại cuối cùng chứ không phải là những người bỏ cuộc’

Hãy làm việc chăm chỉ và đừng vội bỏ cuộc. Năm 2010 là thời điểm tôi bước chân vào một môi trường hoàn toàn mới. Tôi không biết điều gì đang chờ đón mình sau cánh cổng đại học kia.

Tôi đã thêm tất cả các buổi học, lớp phụ đạo, buổi hội thảo vào thời gian biểu của mình và nhận ra rằng: Nếu tham gia tất cả, tôi phải dành ra 40 giờ một tuần chỉ để thu nạp kiến thức, chưa kể thời gian tự học và làm bài tập.

Trong học kỳ đầu tiên, tôi phải học bảy môn, từ toán, kinh tế, lập trình đến khoa học vật liệu và kinh doanh. Mỗi môn có một bài kiểm tra cuối kỳ, quyết định 100% điểm số. Việc này càng làm tôi cảm thấy áp lực. Trong khi vẫn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, thì mỗi tuần tôi và các bạn còn phải lập trình một chương trình nhỏ, sau đó nộp và trình bày với giáo sư. Thực sự có quá nhiều việc phải làm.

Định mệnh đã lấy đi của Oscar Pistorius đôi chân, khiến anh phải sống đời tàn tật từ khi cất tiếng khóc lọt lòng. Nhưng từ sâu thẳm trái tim mình, “người không chân” chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng số phận. Hơn mười năm miệt mài băng mình trên đường chạy, nâng cơ thể mình bằng đôi chân sợi các-bon, Pistorius muốn chứng minh cho cả thế giới thấy rằng những người không may bị khuyết một phần cơ thể như anh vẫn có quyền mơ đến mọi đỉnh cao. Olympic 2012, Pistorius cuối cùng đã thỏa nguyện. Oscar Pistorius – “Người không chân” chinh phục cả thế giới Qua cơn đau bằng máu và nước mắt Pistorius đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, kể từ khi anh bước ra đấu trường Paralympic 2004 và giành mọi HCV ở những cự ly chạy quan trọng nhất. Tại Athens năm đó, hàng vạn khán giả đã tung hô anh như một thần tượng lớn với danh hiệu người không chân chạy nhanh nhất hành tinh. Nhưng ở Nam Phi, thay vì cái danh hiệu dài lê thê đó, người ta vẫn trìu mến gọi anh bằng cái tên Oscar. Một đồng đội bình thường (hoàn toàn lành lặn) ở đội tuyển điền kinh Nam Phi dự Olympic 2012 đã lý giải: “Chỉ với cách gọi ấy, chúng tôi mới thể hiện được hết lòng kính phục của mình. Oscar không chỉ là một VĐV thể thao xuất sắc. Nỗi bất hạnh cuộc đời mà anh ấy phải chịu đựng và vượt qua xứng đáng là một biểu tượng về ý chí vươn lên cho hàng tỷ người trên khắp hành tinh này”. Người đồng đội của Pistorius không hề quá lời. Tại đất nước từng sản sinh ra huyền thoại Nelson Mandela, từng giành quyền đăng cai vòng chung kết World Cup 2010, Oscar Pistorius vẫn thường được mang ra làm tấm gương cho lũ trẻ. Khi các nhà báo nước ngoài lặn lội về tận Nam Phi trước Thế vận hội 2012, họ đã được nghe kể về quá khứ đầy nước mắt của Oscar. 11 tháng tuổi, anh đã bị bác sỹ kết luận căn bệnh không có xương mác bẩm sinh là vô phương chữa trị. Vì căn bệnh ấy, Oscar không thể có chân và suốt cuộc đời phải gắn bó cùng đôi chân giả hoặc chiếc xe lăn. Tuổi ấu thơ trải qua nhiều ký ức về một nỗi ám ảnh kinh khủng. Pistorius từng kể rằng anh đã khóc hàng trăm lần khi nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa với mình đá bóng, chạy chơi trên đường hoặc làm bất cứ điều gì đó với đôi chân lành lặn, nhưng nỗi đau lớn ấy không thể đánh gục ý chí của Pistorius. Thay vì tự thu mình vào bóng tối, Pistorius xin cha mẹ đưa đến bệnh viện để tìm kiếm cơ hội khôi phục” đôi chân. Chuyện tái tạo xương mác dĩ nhiên là vô vọng, song các bác sỹ đã giúp Pistorius một đôi chân sợi các-bon rất bền và vừa vặn để anh tập chạy hàng ngày. Tâm sự cùng báo giới bên lề Olympic, “người không chân” bảo rằng suốt hơn mười năm qua, anh đã chạy nhiều đến mức điểm tiếp xúc giữa cơ đùi với đôi chân sợi các bon tứa máu đầy đau đớn. Có những lúc, sự mệt mỏi quá độ về thể xác thậm chí khiến anh phải ngã gục ngay trên đường chạy của mình, nhưng Oscar Pistorius đã vượt qua tất cả bằng thần kinh thép và nghị lực phi thường. Câu chuyện về một huyền thoại Olympic bắt đầu, chính từ những tháng ngày cay cực như thế. “Bay” trên đỉnh cao Lẽ ra, Oscar Pistorius đã có thể tham dự Olympic từ năm 2008. Thời điểm đó, một nghiên cứu của Trường đại học Cologne (Đức) nói rằng Pistorius sẽ tiêu tốn ít hơn các vận động viên bình thường khác 25% năng lượng nhờ đôi chân sợi các-bon nên không thể để anh thi đấu tại vòng loại Olympic. Vì chuyện này, Oscar Pistorius đã quyết định khiếu nại. Dù Liên đoàn điền kinh thế giới sau đó đã xử thắng cho Pistorius, nhưng việc mất quá nhiều thời gian vào vụ lùm xùm này đã khiến anh không đạt được thành tích đủ tốt để giành vé chính thức đến Bắc Kinh. 4 năm sau, câu chuyện đã hoàn toàn khác. Việc Liên đoàn điền kinh thế giới chính thức cho phép Pistorius thi đấu tại giải Vô địch thế giới tổ chức năm 2011, giống như một sự thừa nhận mặc nhiên rằng Oscar Pistorius phải được đối xử như bất kỳ vận động viên bình thường nào. Phấn khích, Oscar Pistorius đã vượt qua thành tích chuẩn A để đường hoàng giành vé dự Thế vận hội London 2012. Từ đây, một chương mới của thể thao thế giới đã mở ra khi Oscar trở thành vận động viên khuyết tật đầu tiên trong lịch sử dự một kỳ Olympic. Cả đất nước Nam Phi ăn mừng sự kiện đó một cách tự hào. Oscar đã trở thành biểu tượng cho nghị lực, lòng quả cả của cả một dân tộc và Tổng thống Mbeki, thậm chí đã đề nghị Oscar Pistorius nên cầm cờ cho Đoàn thể thao Nam Phi trong lễ khai mạc. Thời khắc lịch sử đã đến hôm 4/8. Oscar Pistorius xuất hiện trên sân Olympics trong sự hò reo của 8 vạn người. Anh khởi động, bước lên bục xuất phát và bứt lên kết thúc vòng loại với vị trí thứ 2 chung cuộc. “Người không chân” đã “chạy” vào đến vòng bán kết cự ly chạy 400m bên cạnh những kỷ lục gia lành lặn. Dù không thể giành được một tấm huy chương sau đó, Pistorius đã khoác lên mình lá cờ Nam Phi. Anh ăn mừng tấm huy chương của riêng mình, tấm huy chương có ý nghĩa không kém gì những kỷ lục thế giới hay Olympic đã được thiết lập bởi những siêu sao lừng danh khác. Từ hôm nay, cả thế giới sẽ phải nghiêng mình chào đón một huyền thoại: Oscar Pistorius Siêu nhân tại Paralympic 2012? Cũng giống như Usain Bolt, Oscar Pistorius đã thống trị toàn bộ những cự ly chạy quan trọng nhất tại Paralympic 4 năm về trước. Trên đất Bắc Kinh, Oscar đã giành 3 HCV trên đường chạy 100m nam, 200m nam và 400m nam. London 2012, ở tuổi 25 sung sức nhất và sau màn trình diễn cực kỳ ấn tượng tại Olympic, Oscar Pistorius được dự báo sẽ bảo vệ dễ dàng những đỉnh cao vinh quang của mình. Một quan chức của Liên đoàn điền kinh thế giới đã ví von: “Nếu coi Usain Bolt là một siêu nhân tại Thế vận hội, thì Oscar chính là siêu nhân ở đấu trường Paralympic”

Tôi thật sự cảm thấy choáng ngợp, hoang mang và sợ hãi trước khối lượng công việc khủng khiếp này. Nhưng thay vì trốn chạy, tôi quyết định sẽ đương đầu và giải quyết chúng. Cũng may, ở Đức, phần lớn các lớp học đều không bắt buộc sinh viên phải có mặt. Vì thế, tôi chỉ tham gia vào các buổi học quan trọng, dành thời gian để tập trung hoàn thành tất cả các công việc cần làm.

Hàng ngày, chúng tôi đến thư viện, kiểm tra lại các phần ghi chép, chia sẻ với nhau những phương pháp học tập, khám phá các ứng dụng điều khiển lập trình và đợi đến khi mã code có thể hoạt động được… Những ngày tháng đó giống như một cơn ác mộng, nhưng cuối cùng, chúng tôi đã vượt qua nó một cách tốt đẹp.

Trong lời bài hát của một ca sĩ người Đức, Farin Urlaub có viết: “Cuộc sống không phải là một cửa hàng tiện lợi và chẳng có bữa ăn nào là miễn phí”. Vì cấp 3 không học hành cẩn thận, kiến thức nền tảng cũng không tốt nên khi bước chân vào cánh cổng đại học, tôi mới nhận ra cuộc sống khó khăn như thế nào. Và học kỳ đầu tiên đối với tôi như một hồi chuông cảnh tỉnh.

Nhìn lại khoảng thời gian đó, tôi vô cùng tự hào vì mình đã có thể vượt qua tất cả những khó khăn và trở ngại. Dù rất mệt mỏi khi phải làm việc trong nhiều giờ nhưng tôi cảm nhận được rằng bản thân mình đã gan góc và bản lĩnh hơn rất nhiều.

Sau những thử thách đó, tôi trở thành một con người vô cùng tự tin và mạnh mẽ. Điều này giúp tôi đạt được những mục tiêu lớn hơn và vượt qua cả sự kỳ vọng của bản thân trong cuộc sống. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn tin tưởng rằng: Chỉ cần có sự tự tin, bạn sẽ nắm trong tay tất cả.

“Assiduity” nghĩa là gì?

Từ khóa “assiduity” xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 16. Nó diễn tả sự tập trung, kiên trì và nỗ lực bền bỉ vào những việc mình làm.

Đừng nhầm nó với “diligence” (sự siêng năng) hay “concentration” (sự tập trung), bởi “assiduity” còn hàm chứa cả sự ngoan cường và tinh thần không bao giờ bỏ cuộc.

Merriam-Webster đã định nghĩa “assiduity” bằng một cụm ba từ: cá nhân – theo đuổi – tới cùng.

Nhà sản xuất phim tài năng Jerry Weintraub là một ví dụ điển hình: Trong suốt 365 ngày, ông ấy liên tục gọi điện cho quản lý của Elvis – một ngôi sao nhạc Rock, thuyết phục họ đưa bài hát King of Rock ’n’ roll vào tour lưu diễn. Và cuối cùng, ông đã thành công. Đây cũng là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của ông.

Jerry vô cùng tự hào về sự kiên trì của mình, ông nói rằng: “Thành công sẽ mỉm cười với người kiên trì ở lại cuối cùng chứ không phải là những người bỏ cuộc”. Câu nói này hoàn toàn đúng, và tôi nghĩ Jerry còn làm nhiều điều hơn thế. Ông ấy đã quan tâm, tập trung toàn bộ sức lực vào các mục tiêu đã đặt ra.

“Assiduity” có thể tạm dịch là sự kiên trì, nó giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn phù hợp và nỗ lực theo đuổi cho đến khi hoàn thành mục tiêu của mình.

Charlie Munger được biết đến với vai trò là phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway. Đồng thời, ông cũng là người đứng sau sự thành công của nhà đầu tư nổi tiếng thế giới – Warren Buffett.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019, Charlie có kể lại một câu chuyện mà ông ấy thường xuyên nói với những người trẻ tuổi đến tìm gặp và xin lời khuyên về cách làm giàu:

Một người đàn ông trẻ tuổi đến gặp Mozart, và nói rằng: “Mozart, tôi muốn sáng tác các bản giao hưởng.” Mozart hỏi: “Cậu bao nhiêu tuổi?” và anh ta trả lời “22”.

Mozart nói: “Cậu còn quá trẻ để có thể sáng tác các bản giao hưởng” nhưng anh ta đáp lại: “Đúng là vậy, nhưng chẳng phải ông cũng bắt đầu sáng tác khi mới 10 tuổi hay sao?”.

“Đúng vậy, nhưng tôi không chạy khắp nơi để hỏi người khác cách để làm điều đó.”

Điều mà Charlie đang cố gắng truyền đạt đến chúng ta thông qua câu chuyện này là: Nếu bạn không đủ nghiêm túc và cố gắng để theo đuổi những mục tiêu của mình; thì lời khuyên từ những người giỏi nhất cũng chẳng thể giúp gì cho bạn. Đừng bỏ cuộc, cho đến khi bạn đạt được nó.

Simon Sinek cũng thường xuyên gặp phải những tình huống như vậy:

Tôi thường xuyên gặp và trò chuyện với các bạn sinh viên, họ rất thông minh, chăm chỉ, sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Các em vừa mới ra trường và đã tìm được cho mình một công việc sau khi tốt nghiệp. Tôi hỏi: “Dạo này các em thế nào?” Chúng nói: “Em nghĩ mình sắp nghỉ việc rồi.” Tôi liền hỏi lý do. Và được biết: “Em không có động lực để tiếp tục làm công việc này nữa.” Tôi rất bất ngờ: “Nhưng em mới chỉ làm việc được 8 tháng thôi mà.”

Vốn dĩ Charlie là một luật sư, nhưng sau đó ông đã từ bỏ công việc này, với lý do không thể đơn giản hơn là “không thích”. Vì vậy, ông bắt đầu thực hiện các giao dịch đầu tư trong thời gian rảnh rỗi. Sau khi việc đầu tư đi vào ổn định, ông mới nhận ra: không phải vì bản thân không yêu thích mà chẳng qua, ông đang trốn chạy những khó khăn trong công việc.

Bất kỳ công việc nào cũng sẽ trở nên thú vị hơn nếu bạn thực sự yêu thích nó. Hãy thành thật mà trả lời: Đến giờ phút này, bạn đã từng cố gắng hay thật sự nỗ lực để làm một điều gì đó hay chưa?

Vậy nên, đừng vội bỏ cuộc. Hãy kiên trì cố gắng theo đuổi đến cùng.

Năm 2007, Munger từng phát biểu tại lễ khai giảng của Trường Luật USC Gould như sau:

“Tôi rất thích từ “assiduity”. Bởi nó có nghĩa là: Đừng dừng lại cho đến khi bạn làm được điều đó”.

Thomas Oppong từng viết rằng:

Đừng coi thử thách như một mối nguy hiểm, hãy nghĩ đó là một bài học quan trọng cần có trong cuộc sống. Suy nghĩ này sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn.

Ngoài ra, việc lên kế hoạch cụ thể cho các vấn đề cần giải quyết cũng tạo ra nguồn cảm hứng giúp bạn giảm bớt căng thẳng trong quá trình làm việc.

Một nguyên tắc chung dành cho những người đang muốn tự định hướng và đưa ra các quyết định khôn ngoan cho con đường sự nghiệp của mình, đó là hãy làm theo những động từ gắn liền với nghề nghiệp mà bạn mong muốn. Ví dụ, một nhà văn phải viết. Một diễn giả phải nói. Một vận động viên điền kinh thì phải chạy. Hãy thử áp dụng điều này trong cuộc sống của bạn.

Tìm ra những nhiệm vụ cần thiết sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu dài hạn của mình.

Cuộc sống không phải là một đường thẳng. Đôi khi, bạn phải làm việc đến tối muộn để có thể giữ đúng lời hứa với khách hàng. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn nên hy sinh sức khỏe của mình cho công việc. Nhưng nếu bạn thờ ơ, không có trách nhiệm với công việc thì chắc chắn, bạn sẽ không bao giờ có được sự tự do về mặt thời gian cũng như về tài chính.

Hà An

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tìm hiểu thêm về quyển sách Tiny Habits: Thói quen tí hon – Tiềm năng khổng lồ

Tiny Habits: ĐỘNG LỰC có đủ sức thúc đẩy bạn thay đổi THÓI QUEN

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề