fbpx

Những bài học “xương máu” về đầu tư trong “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị” của Guy Spier

Những bài học “xương máu” về đầu tư trong “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị” sẽ giúp những chứng thủ mới vào nghề chuẩn bị kỹ càng hơn cũng như tránh xa những quyết định sai lầm.

Bài học #1. Tác động ghê gớm của môi trường xung quanh

Nếu có gì tâm đắc mà tui được học từ quyển sách này, thì đó là những gì bạn đọc, bạn nghe, những người mà bạn hay chơi, nơi bạn sống…

Hay nói cách khác, “môi trường xung quanh” có tác động rất ghê gớm trong việc quyết định bạn sẽ trở thành một người như thế nào.

Kể từ khi anh bước vào vùng ảnh hưởng của những giá trị đúng đắn, cuộc đời anh dần như đã thay đổi.

Hiểu được sự kém cỏi của não bộ cũng như sức mạnh của môi trường xung quanh, Guy Spier đã quyết định kiến tạo cho mình một môi trường đầu tư tránh xa hoàn toàn Phố Wall, chuyển đến Zurich và xây dựng lại quỹ đầu tư theo phong cách quản lý như Warrent Buffett và Monish Pabrai.

“Một điều cũng khá quan trọng là ở Zurich, tôi không bị vây quanh bởi những người trong giới đầu tư. Điều này dễ dàng cho tôi hơn khi đi ngược lại với đám đông mà không để tư tưởng của họ len lỏi vào tâm trí. Zurich cũng khá hẻo lánh, đủ làm chùn bước nhiều người muốn đến gặp tôi; bạn bè thân thiết và họ hàng quan tâm tôi có thể đến, nhưng tôi không phải dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ không quan trọng với cuộc đời tôi. Điều này nghe có vẻ tàn nhẫn và vô cảm, nhưng đó là điều tôi cần cân nhắc khi tạo lập môi trường phù hợp với nét tính cách và thứ tự ưu tiên của riêng tôi.” – Guy Spier 

Bài học #2. Đạo đức

Nếu bạn kiếm tiền bằng cách gây thiệt hại cho người khác, thì sớm muộn gì thì bạn cũng bị trả giá đắt.

Những đồng tiền bạn bỏ ra đầu tư, tui tin bạn cũng muốn nó đến với những công ty với sứ mệnh tuyệt vời. Những doanh nghiệp không những có thể tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu người, nó còn làm thế giới này trở nên tốt đẹp hơn.

Đây cũng là bài học xương máu đầu tiên của tác giả Guy Spier trên hành trình chuyển hóa và lột xác trở thành nhà đầu tư giá trị.

“Về phần mình, tôi không biết rõ tôi đã ở gần mép vực đạo đức đến mức nào. Nhưng với những gì giờ đây tôi biết được, tôi có thể đoán chắc với bạn rằng tôi đã ở sát mép vực lắm rồi. Hồi tưởng lại, tôi thấy mình mù quáng đến nguy hiểm trước động cơ và tính phi đạo đức của đồng nghiệp. Đây là bằng chứng vững chắc cho thấy những người dù giỏi giang, học hành đến nơi đến chốn cũng có thể trở nên mụ mị đến thế nào”.

Guy Spier 

Bài học #3. Môi trường đầu tư

Môi trường xung quanh bạn rất quan trọng. Đặc biệt là trong đầu tư. Nếu xung quanh bạn ồn ào, bừa bộn, có nhiều người làm phiền, bạn sẽ chẳng thể làm việc tập trung.

Nếu bạn thường xuyên xem giá cổ phiếu quá nhiều, bạn sẽ bị tác động và ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

“Chúng ta thích nghĩ rằng mình sẽ thay đổi môi trường, nhưng thực sự môi trường sẽ thay đổi chúng ta”

“Khủng hoảng tài chính đã cho tôi thấy thành công trong đầu tư không chỉ là vấn đề nhận diện cơ hội mua cổ phiếu tuyệt vời. Nhưng tôi đã học bằng những trải nghiệm thương đau, tôi cũng phải tạo môi trường tốt nhất có thể cho chính tôim về thể chất, lý trí, và tâm lý để tôi có thể quản lý hiệu quả hơn và khiến bản thân khó bị tổn thương hơn trước những ảnh hưởng tiêu cực tôi gặp phải trong cuộc khủng hoảng tài chính.”

Guy Spier 

Lời khuyên của ông là chúng ta nên cẩn trọng tối đa để chọn đúng môi trường, để làm việc, và chọn đúng người mà ta muốn kết giao.

Lý tưởng nhất là chúng ta nên gắn bó với những người giỏi hơn mình để trở nên giống họ.

Bài học #4. Phương pháp đầu tư phải phù hợp với bản thân.

Hãy cân nhắc thử xem phương pháp đầu tư của bạn đã thực sự phù hợp với bạn chưa?

Bạn có thể dành ra một khoản tiền đều đặn hàng tháng để đầu tư?

Bạn có đang mắc nợ không?

Bạn có cần tiền gấp trong những năm tới như mua nhà, đóng học phí cho con, trả nợ …?

Bạn có kiên nhẫn không? Có thích kiếm tiền chậm không?

Bạn có thể kiểm soát cảm xúc của bản thân khi người khác đang hoảng loạn, mất bình tĩnh, tham lam, sợ hãi, hối tiếc?

Rồi bạn dành ra bao nhiêu thời gian mỗi ngày, mỗi tuần cho đầu tư?

Có rất nhiều câu hỏi bạn phải trả lời để xem phương pháp đó có thực sự phù hợp với bạn hay không.

Chưa kể, nếu cuộc sống của bạn mà hỗn loạn, bạn cũng rất khó để trở thành một nhà đầu tư lý trí. Tức có thể mua trong khi những người đang bỏ chạy ra khỏi thị trường.

“Chúng ta cần biết rằng cần phải có một thân thể khỏe mạnh, một cuộc sống cá nhân viên mãn, và giữ cân bằng về tinh thần. Nhưng bức tranh thần tiên này không chỉ là một giấc mơ mong manh, tân thời. Sự thật là thật khó để đầu tư cho tốt nếu cuộc sống bên ngoài đầu tư của bạn đầy những xáo trộn, căng thẳng, trì trệ.”

Guy Spier 

Bài học #5. Xác suất

Nên nhớ, đầu tư không phải là một môn khoa học chính xác. Kết quả của nó thiên về “xác suất” cộng thêm “một chút may mắn.”.

Bạn chỉ bỏ tiền ra đặt cược khi xác suất phần thắng nghiêng về phía bạn.

Còn trong hầu hết mọi trường hợp còn lại, chúng ta đều phải chờ đợi cho đến khi thời cơ xuất hiện.

“Khi đội vào chiếc mũ tư duy của người chơi bài bridge, tôi luôn tìm kiếm sự thật bị che giấu, dựa trên những thông tin không toàn vẹn. Trò chơi này đã giúp tôi nhận ra rằng, đơn thuần là không thể có một sự thấu hiểu hoàn toàn đối với bất cứ thứ gì. Chúng ta không bao giờ thật sự nắm đến chân tơ kẻ tóc điều đang xảy ra bên trong một công ty. Nên chúng ta phải suy luận với một xác suất chính xác nhất định.”

Guy Spier 

Bài học #6. Chơi với người mà bạn muốn giống như họ

Hãy kết bạn với những người mà bạn muốn trở nên giống như họ. Hoặc thậm chí ít nhất là một phần thôi cũng được.

Guy Spier có lẽ sẽ không thể có được thành công như hiện tại, nếu không có sự ảnh hưởng tích cực của các nhà đầu tư vĩ đại và thông thái như Warrent Buffett, Charlie Munger, Monish Pabrai.

“Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng khả năng bắt chước là một trong những phương pháp quyền lực nhất mà loài người sử dụng để tiến bộ. Hãy nghĩ về cách trẻ em học từ bố mẹ của chúng. Biết rằng đây laf một bản năng tự nhiên của loài người, lựa chọn cẩn thận người mà ta chọn để mô phỏng hóa là điều rất quan trọng”.

“Như Charlie Munger đã giải thích, phương pháp mô phỏng hóa cũng hiệu quả “nếu bạn đi ngược thời gian“, làm bạn với những người thành công đã qua đời, những người có tư tưởng thích hợp”.

Guy Spier 

Bài học #7. Đầu tư giá trị là con đường làm giàu bền vững

Cuối cùng, tác giả khẳng đình rằng “đầu tư giá trị” chính là con đường làm giàu bền vững nhất.

“NẾU MỤC TIÊU CUỘC ĐƯỜI CỦA BẠN LÀ LÀM GIÀU, đầu tư giá trị là một phương pháp khó có phương pháp nào đánh bại được. Dĩ nhiên, có những khi phương pháp này bị xem là nhạt nhẽo, khi mà ngay cả những nhà đầu tư giá trị vĩ đại nhất cũng thấy mình lạc lõng như những con người cổ lỗ không hợp thời thế, Nhưng phương pháp này là một cách đầu tư mạnh mẽ và tốt từ trong gốc rễ mà dần dà sẽ lấy lại ánh hào quang vốn có của mình.”

Guy Spier 

Nguồn: 99simplelife.com

Có thể bạn quan tâm:

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

Hành trình lột xác từ tay “mafia” cò mồi phố Wall

trở thành nhà đầu tư giá trị chân chính

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề