Những người thực sự thông minh sẽ giỏi tìm ra lý do từ chính mình
Suy ngẫm là bước khởi đầu để một người trở nên tốt hơn. Người thực sự khôn ngoan trước hết sẽ nhận ra lỗi lầm của mình và tìm ra khuyết điểm của bản thân khi gặp vấn đề thay vì đổ lỗi cho người khác.
Khổng Tử nói: “Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”, nghĩa là người quân tử tìm lỗi, yêu cầu ở chính mình; kẻ tiểu nhân tìm lỗi, yêu cầu ở người khác.
Người thông minh sẽ giỏi tìm ra lý do từ chính mình.
“Đá bóng” cho người khác thực ra rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ hết mọi chuyện ra bên ngoài, chuyển giao trách nhiệm là có thể yên tâm và nghĩ rằng mình không bị ảnh hưởng gì cả. Bạn có thể thấy vui ngay lúc đó, nhưng thực tế là vấn đề cần giải quyết lại không được giải quyết chút nào.
Cách sống tốt nhất là dám đối diện với khuyết điểm của bản thân, đối mặt với lỗi lầm của chính mình, tìm kiếm nguyên nhân của mọi việc ở bản thân, không ngừng học hỏi và giữ mình trong trạng thái quân tử.
1. Gặp điều không như ý, tìm lý do từ chính mình
Một nhà tâm lý học từng nói: “Tìm ra nguyên nhân của mọi thứ từ bản thân mình là trình độ tu luyện cao nhất của một người.”
Một số người khi gặp vấn đề thì hoảng sợ, không có lựa chọn nào khác liền đổ lỗi, phàn nàn mà quên đi việc phân tích vấn đề. Họ có xu hướng nhìn nhận vấn đề một cách cực đoan, phiến diện và không thấy được bản chất sâu xa nhất.
Những người có nhân cách tốt sẽ hướng nội khi gặp vấn đề và quy trách nhiệm từ bên trong mình thay vì bên ngoài. Chỉ bằng cách không hoảng sợ, bình tĩnh giải quyết, hướng vào bên trong và tìm ra giải pháp đúng đắn nhất thì bạn mới có thể thoát khỏi rắc rối.
Suy cho cùng, trên đời này không ai là hoàn hảo, ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Nếu bạn không may phạm sai lầm và đi đổ lỗi cho người khác, chắc chắn bạn sẽ không nhìn ra được chính mình, dễ dàng rơi vào những lời phàn nàn không ngừng. Như vậy chính là thiếu dũng khí tự gánh chịu hậu quả do hành động của mình gây ra, sợ người khác coi thường, sợ phải chịu trách nhiệm.
Khổng Tử nói: “Kẻ ác không có lỗi, nhưng quân tử thường phạm sai lầm”.
Người càng bất tài thì càng thích trốn tránh trách nhiệm, tỏ ra rằng mình không có lỗi. Người càng giỏi giang thì càng tìm kiếm lý do từ bên trong mình, đối xử rộng lượng với người khác, làm việc đáng tin cậy và giành chiến thắng với sự tôn trọng của người khác.
Người thực sự khôn ngoan trước hết sẽ nhận ra lỗi lầm của mình và tìm ra khuyết điểm của bản thân khi gặp vấn đề thay vì đổ lỗi cho người khác.
2. Suy ngẫm về bản thân và hoàn thiện chính mình
Suy ngẫm và tự phản ánh chính là sự giáo dục bắt nguồn từ trái tim con người. Đó là sự khôn ngoan và hiểu biết của một người sau khi có nhiều trải nghiệm, cũng là cách tuyệt vời để cải thiện bản thân. Chỉ khi thường xuyên xem xét nội tâm, con người mới có thể nhìn rõ bản thân và thế giới, đồng thời có được trí tuệ và nhận thức.
Lão Tử từng nói: “Biết người là khôn, biết mình là sáng suốt”.
Suy ngẫm về bản thân là cách tốt nhất và cũng là duy nhất để bạn hoàn thiện mình. Sự tiến bộ của một người không phụ thuộc vào kiến thức người đó đã sở hữu mà phụ thuộc vào việc người đó liệu có nhận ra được khuyết điểm của mình trong bao năm qua để hành động và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình hay không.
Sự tiến bộ tốt nhất không phải vượt qua người khác mà là vượt qua chính mình. Những người xuất sắc không phải sinh ra đã xuất sắc mà chính là đạt được sự tiến bộ sau khi không ngừng xem xét nội tâm, dũng cảm bứt phá, vượt lên chính mình và sửa chữa sai lầm.
Hướng nội là sự khởi đầu của sự phát triển. Chỉ bằng cách thường xuyên nghĩ về những lỗi lầm của bản thân, bạn mới có thể nhận ra những thiếu sót của mình, bù đắp những thiếu sót đó và không ngừng hoàn thiện bản thân để đạt được sự phát triển tối đa.
3. Khám phá bên trong và sống thật tốt cuộc sống của bạn
Suy ngẫm là bước khởi đầu để một người trở nên tốt hơn. Cuộc sống vốn phức tạp, có người luôn sống trong bối rối, có người có thể tìm tòi từ bên trong và tỉnh táo mà sống tốt.
Một người càng có thể suy ngẫm về bản thân mình thì người đó càng có thể cải thiện tầm nhìn của bản thân và phóng to bức tranh trước mắt. Thay vì phàn nàn về cuộc sống, tốt hơn hết bạn nên nhìn lại bản thân mình kỹ hơn. Thay vì đầy oán giận với thế giới bên ngoài, tốt hơn là hãy phân tích nhiều hơn ở chính mình.
Những người thực sự mạnh mẽ thường suy ngẫm về bản thân, có tính kỷ luật tự giác và biết cách tự chữa lành vết thương. Cuộc đời này không có người hoàn hảo, càng đừng nói đến một cuộc sống hoàn hảo. Chúng ta đều học qua từng bước đi, chấp nhận những khuyết điểm của mình, trân trọng con người thật của bản thân, không ngừng hoàn thiện để rồi tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc.
Nhìn rõ người khác là khôn ngoan, nhìn rõ bản thân là sáng suốt. Người giỏi khám phá vấn đề của bản thân và có thể là bác sĩ của chính mình thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn và dần tiến gần hơn đến lý tưởng.
Browning đã nói: “Người biết tự suy ngẫm, ắt không phải người tầm thường.”
Hãy đến gần với những người ưu tú và noi gương họ. Hãy hướng vào bên trong, nhận ra con đường phía trước và nhìn rõ cuộc sống của mình. Hãy để bản thân đi trên con đường đúng đắn và từ từ gặt hái những điều tốt đẹp. Khi bạn dám đối mặt với khuyết điểm của bản thân và không kiêu ngạo hay trốn tránh, bạn sẽ có thể vượt qua chính mình và có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
Happy Live Team
Nguồn: eva.vn