fbpx

Benjamin Graham và nỗi sợ mang tên mất tiền trong đầu tư

Tại sao các nhà đầu tư lại thấy Ngài Thị trường hấp dẫn như vậy? Hóa ra có vẻ là não của chúng ta đã được lập trình sẵn để đưa chúng ta vào các rắc rối đầu tư, con người là những động vật được tạo ra để tìm kiếm. Các nhà tâm lý cho thấy rằng nếu bạn đưa cho một người một dãy số ngẫu nhiên – và bảo họ là nó không có quy luật, không thể đoán trước – họ vẫn cố đoán xem tiếp theo sẽ là số gì. Tương tự như vậy, chúng ta “biết” rằng lần tung xúc xắc tiếp theo sẽ là số bảy, một cầu thủ bóng chày sẽ đánh cú ghi điểm, loạt số trúng thưởng xổ số tiếp theo sẽ là 4-27-9-16-42-10 – và chứng khoán nóng này sẽ là Microsoft tiếp theo.

Nghiên cứu đột phá mới trong khoa thần kinh học cho thấy não của chúng ta được thiết kế để tìm ra các xu hướng kể cả khi chúng không tồn tại. Sau khi một sự kiện xảy ra chỉ hai hoặc ba lần liên tiếp, có những vùng trong não bộ con người, tên là hồi đai trước và nhân áp ngoài sẽ tự động trông đợi việc nó sẽ còn xảy ra nữa. Nếu nó lặp lại thật, một chất hóa học tự nhiên là dopamine được tiết ra, làm ngập não bạn với một niềm thích thú nhẹ nhàng. Do đó, nếu một chứng khoán cứ tiếp tục đi lên một vài lần liên tiếp, thì bạn sẽ theo phản ứng mà trông mong nó tiếp tục đi lên – và hóa học trong não bạn thay đổi khi mà chứng khoán đi lên, khiến bạn có sự “phấn khích tự nhiên”. Do đó bạn trở nên nghiện chính những dự đoán của mình.

Benjamin Graham và nỗi sợ mang tên mất tiền trong đầu tư

Khi chứng khoán giảm giá, sự thua lỗ tài chính đó khởi động hạnh nhân não của bạn – là phần não xử lý nỗi sợ mất tiền hãi và lo lắng, và tạo ra phản ứng “đánh hay chạy” thường thấy ở tất cả những động vật khi bị dồn vào chân tường. Nó cũng giống như khi bạn không thể giữ được nhịp tim của mình khi chuông báo cháy kêu, cũng giống như bạn không thể tránh khỏi việc giật mình khi một con rắn đuôi chuông bò vào con đường leo núi của bạn, bạn không thể không cảm thấy lo sợ mất tiền khi mà giá chứng khoán sụt giảm.

Trên thực tế, các nhà tâm lý học xuất chúng Daniel Kahneman và Amos Tversky đã cho thấy sự đau đớn của việc thua lỗ tài chính mạnh gấp hai lần niềm vui của một khoản lợi nhuận tương đương. Kiếm được 1.000 đô la trên một chứng khoán thì sẽ rất tuyệt vời – nhưng mất 1.000 đô la sẽ tạo ra một đòn tâm lý mạnh gấp đôi. Việc mất tiền đau đớn đối với nhiều người đến nỗi họ, kinh sợ với khả năng mất thêm nữa, đã bán tháo tại mức gần đáy hoặc từ chối việc mua thêm.

Điều đó giúp giải thích vì sao chúng ta cứ tập trung vào biên độ tuyệt đối của sự giảm giá thị trường mà quên đặt sự mất mát đó vào mức tỷ lệ tương đối. Thế cho nên, nếu một phóng viên truyền hình kêu lên: ‘Thị trường đang sụt giảm – chỉ số Dow giảm 100 điểm!” thì hầu hết người ta sẽ rùng mình. Nhưng, với mức hiện tại của chỉ số Dow tại 8.000 điểm, thì đó là mức giảm 1,2%. Giờ bạn hãy nghĩ xem, sẽ ngớ ngẩn đến mức nào nếu người dự báo thời tiết trên truyền hình thét lên:

“Nhiệt độ đang sụt giảm – nó đã giảm từ 27 độ xuống còn 26 độ!” Đó cũng là giảm 1,2%. Khi bạn quên xem xét giá thị trường theo tỷ lệ phần trăm, thì bạn sẽ quá dễ dàng hoảng loạn trước những thay đổi nhỏ. (Nếu bạn còn nhiều thập kỷ đầu tư trước mắt mình, thì bạn có một cách khác dễ hơn để hình dung các tin tức tài chính)

Chứng khoán đang sụp đổ, nên bạn bật ti vi lên để xem tin tức thị trường mới nhất. Nhưng thay vì xem kênh CNBC hay CNN, hãy tưởng tượng rằng bạn có thể bắt sóng kênh Truyền hình Tài chính Benjamin Graham (Benjamin Graham Financial Network – BGFN). Trên BGFN, âm thanh không phải là tiếng chuông đóng cửa thị trường chua chát; hình ảnh không phóng vào những nhà môi giới chạy loăng quãng quanh sàn giao dịch như lũ chuột tức giận. BGFN cũng không chiếu hình ảnh các nhà đầu tư đứng yên há hốc trên đường trong khi những mũi tên màu đỏ băng qua các ký hiệu băng hình chứng khoán điện tử.

Benjamin Graham và nỗi sợ mang tên mất tiền trong đầu tư

Phần tin tức chuyển sang cho nhà phân tích thị trường Ignatz Anderson của công ty Ketchum & Skinner trên Phố Wall, ông nói: “Dự báo của tôi là chứng khoán sẽ còn giảm 15% nữa vào tháng sáu. Tôi lạc quan một cách thận trọng vì nếu mọi thứ đều tốt, chứng khoán còn có thể mất thêm 25%, có khi là hơn nữa.”

“Ta hãy hy vọng Ignatz Anderson nói đúng” người đưa tin vui vẻ nói. “Giá chứng khoán giảm là tin tức tuyệt vời đối với bất cứ nhà đầu tư nào có thời gian đầu tư còn rất dài. Và giờ chúng tôi sẽ chuyển sang cho Wally Wood với mục dự báo Thời tiết chính xác đặc biệt.”

Vào cuối những năm 1990, nhiều người cảm thấy rằng họ đang nằm trong bóng tối trừ phi họ kiểm tra giá của chứng khoán của mình vài lần một ngày. Nhưng, như Benjamin Graham nói, nhà đầu tư điển hình “Sẽ tốt hơn nếu các chứng khoán của anh ta hoàn toàn không có thị trường đề báo giá, vì khi đó anh ta sẽ được miễn trừ khỏi sự đau đớn tâm lý gây ra bởi lỗi lầm trong đánh giá của người khác”.

Nếu sau khi kiểm tra danh mục đầu tư của mình lúc 1 giờ 24 phút buổi chiều, bạn lại cảm thấy mình cần phải kiểm tra lại vào lúc 1 giờ 37 phút chiều, thì hãy tự hỏi mình những câu hỏi này:

• Tôi có gọi điện cho nhân viên môi giới của mình để hỏi giá thị trường của nhà mình vào 1 giờ 24 phút chiều không? Tôi có gọi lại vào 1 giờ 37 phút chiều không?

• Nếu có, thì giá liệu có thay đổi không? Nếu nó có thay đổi, thì tồi có chạy đi ngay để bán nhà mình đi không?

Bằng cách không kiểm tra, hoặc thậm chí là không biết, giá nhà của tôi từng phút một, tôi có thể ngăn giá trị của nó tăng lên sau một thời gian không? Câu trả lời duy nhất có thể của những câu hỏi này là tất nhiên là không! Và bạn cũng nên coi danh mục đầu tư của mình như vậy.

Trong khoảng thời gian đầu tư dài 10, 20 hay 30 năm, những lời xúi bầy hàng ngày của Ngài Thị trường sẽ không còn quan trọng nữa. Dù sao, với những người còn đầu tư trong nhiều năm nữa, giá chứng khoán giảm là tin tốt, không phải xấu, vì chúng giúp bạn mua nhiều hơn với ít tiền hơn.

Chứng khoán giảm càng nhiều và càng lâu, và bạn càng mua chúng đều đặn hơn khi chúng giảm, thì cuối cùng bạn sẽ càng kiếm được nhiều tiền hơn – nếu bạn giữ vững tới cuối. Thay vì sợ một thị trường giá xuống, bạn hãy đón nhận nó. Nhà đầu tư thông minh phải hoàn toàn thoải mái khi sở hữu một chứng khoán hay quỹ tương hỗ kể cả nếu thị trường không cung cấp giá hàng ngày trong mười năm nữa.

Nguồn: ketnoidautu

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề