Pay Back Time Hệ thống đầu tư chuẩn mực: Hãy sẵn sàng tự mình đầu tư chứng khoán
Pay Back Time sẽ trao đến bạn nền tảng tri thức làm giàu trong bất kì thị trường nào, đặc biệt là thị trường không ổn định, đi ngang, hoặc không tăng trưởng kéo dài nhiều năm.
Quá trình này bắt đầu bằng việc thấu hiểu giá trị tuyệt vời của phương pháp mua tích trữ, và sau đó hiểu được lý do tại sao bạn phải mua tích trữ cổ phiếu, nếu không bạn sẽ phải trả giá lớn trong đời hay trả giá bằng chính chất lượng cuộc sống của những người mà bạn yêu quý. Hãy chuẩn bị nỗi kinh sợ những khoản chi phí bạn sẽ phải gánh trả nếu không nghiêm túc tiếp nhận những gì tôi chỉ dẫn, nhưng đồng thời cũng chuẩn bị đón nhận những cảm hứng lớn lao bởi việc làm giàu rất ư là dễ dàng.
Chiếc lược đầu tư tốt nhất tôi biết nghe rất lạ đời, rất ngược ngạo và thật điên rồ, đến nỗi những người sử dụng nó cũng khó lòng giải thích cho xuôi tai người khác. Tôi biết nghe rất lạ đời, rất ngược ngạo và thật điên rồ, đến nỗi những người sử dụng nó cũng khó lòng giải thích cho xuôi tai người khác.
Tôi biết nói thế giống như đang tự thổi phồng mọi việc, nhưng thành thật mà nói, chiến lược đầu tư đó quá hiệu quả để không thể không ca ngợi. Đó là nền tảng của những người giàu nhất thế giới, bao gồm kha khá những người có tên trong danh sách tỉ phú giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes danh tiếng.
Danh sách các tỉ phú vận dụng chiến lược đầu tư “bất bại” này để trở nên siêu giàu có nếu kể hết thì còn rất dài, nhưng quả là thiếu sót nếu không đề cập đến người giàu thứ nhì thế giới, Warren Buffett (với tổng tài sản trị giá hơn 100 tỉ đô la tại thời điểm hiện tại), nhà đầu tư tài ba nhất thế giới, đã và đang sử dụng chiến lược đầu tư này xây đắp nên khối tài sản trù phú của mình đồng thời gia cố thêm quyền sở hữu và tận dụng tối đa quyền lực của “lãi kép” trong các công ty như Apple, American Express, Washington Post, GEICO, và Coca-Cola.
Chiến lược đầu tư này dễ áp dụng hơn khi bạn là một nhà đầu tư nhỏ. Trở thành nhà đầu tư lớn sẽ đánh mất lợi thế trong việc sử dụng chiến lược này. Nhà đầu tư huyền thoại Buffett đã từng nói, “Bất cứ ai nói rằng quy mô (size) của khoản đầu tư không ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nghĩa là họ đang ủ mưu nhằm bán cổ phiếu của chính họ.
Mua tích trữ cổ phiếu
Mua tích trữ” ý nghĩa là thu gom, tích cóp, giữ gìn. Chính xác là bạn sẽ kiếm cổ phiếu để mua tích trữ, lẽ dĩ nhiên là không phải giá nào bạn cũng mua. Cốt lõi của mua tích trữ là mua cổ phiếu của một doanh nghiệp mà bạn rất có hứng thú và mong ước được sở hữu toàn bộ công ty này, và sau đó mong đợi giá cổ phiếu xuống thật thấp để có thể thỏa sức mua vào miễn là bạn còn tiền và giá còn
thấp. Nghe rất lạ phải không? Tôi biết. Nhưng xin nhắc lại lần nữa, toàn bộ những vị tỉ phú tôi nêu trên và còn nhiều người nữa trong danh sách tỉ phú thế giới của tạp chí Forbes đều là các tay mua tích trữ các doanh nghiệp.
Mua công ty, đừng mua cổ phiếu
Mua công ty, đừng mua cổ phiếu” Đó là tư tưởng chủ đạo mà Phil Town cảm thấy nhắc lại bao nhiêu lần cũng không đủ trong cuốn sách Pay Back Time: bạn phải ngừng lối tư duy rằng mua cổ phiếu khác với mua một doanh nghiệp. Khi bạn mua một doanh nghiệp tức là bạn đang mua cổ phần của doanh nghiệp đó. Nếu chỉ mua vài phần trăm trong tổng số cổ phiếu, bạn trở thành cổ đông, còn khi mua toàn bộ cổ phần, bạn trở thành chủ sở hữu toàn bộ doanh nghiệp. Không có sự khác biệt giữa tiến trình vừa nêu với việc mua những cổ phiếu phổ thông của một doanh nghiệp.
Nếu cố chấp xem việc mua cổ phiếu khác với sở hữu một phần doanh nghiệp, bạn sẽ không thể hiểu và thực thi được chiến lược đầu tư mua tích trữ. Một nhà đầu tư chứng khoán điển hình không vui khi cổ phiếu của anh ta rớt giá, bởi vì anh ta không hiểu giá trị thật sự của doanh nghiệp mà cổ phiếu đó đại diện. Nhưng đó là vì những nhà đầu tư điển hình không phải là những nhà đầu tư thực thụ. Họ không hiểu gì về cơ chế mua tích trữ nên vô hình trung trở thành những nhà đầu cơ và chẳng khác con bạc là mấy.
Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town
(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)