fbpx

Phương cách giảm thiểu rủi ro khi thị trường sụp đổ?

Bảo vệ chiều xuống một cách mạnh mẽ, quyết liệt thực ra là phương cách giảm thiểu rủi ro khi thị trường sụp đổ.

“Bảo vệ chiều xuống một cách mạnh mẽ, quyết liệt”

Đó là cách mà Mark Spitznagel, người sáng lập của Universa Investments, mô tả cách tiếp cận của mình để điều hướng rủi ro thị trường trong một cuộc phỏng vấn với Vanity Fair được công bố hôm thứ Năm. Về cơ bản, ông nói rằng mình đặt ra những cược “0 đồng” – nghĩa là tốn ít chi phí mà mang lại lợi nhuận khổng lồ khi thị trường sụp đổ.

Mark Spitznagel, người sáng lập của Universa InvestmentsMark Spitznagel, người sáng lập của Universa Investments
Mark Spitznagel, người sáng lập của Universa Investments

“Bảo vệ chiều xuống một cách mạnh mẽ, quyết liệt thực ra là phương cách giảm thiểu rủi ro duy nhất có thể giúp mọi người xoay chuyển tình thế, bởi lẽ bạn chẳng tốn kém gì khi chờ đợi nó xảy ra”, ông Spitznagel nói. “Khi thị trường sụp đổ, tôi muốn đút túi được nhiều tiền và khi nó không sụp đổ thì tôi chỉ muốn mất một số tiền nhỏ, rất nhỏ mà thôi. Tôi muốn tận hưởng một sự bất đối xứng như vậy đấy.”

Nói cách khác, quỹ của ông ấy bảo hiểm sự cố để cho các khách hàng của ông ấy có thể chịu được nhiều “rủi ro hệ thống” hơn trong các khoản đầu tư khác của họ.

Các ngân hàng trung ương đã mất quyền kiểm soát

Ở thời điểm hiện tại, thị trường cổ phiếu, với bệ đỡ là Cục Dự trữ Liên bang đã trở nên “méo mó” và “không còn bị ràng buộc bởi các yếu tố cơ bản”, Spitznagel cảnh báo, và đổi lại, những kẻ săn đuổi lợi nhuận trở nên dễ bị tổn thương vô cùng.

“Những biến dạng tiền tệ này dẫn đến tình trạng mải miết chạy theo lợi suất như tất cả chúng ta đang nhìn thấy”, ông nói. “Chỉ cần nhìn một cách ngẫu nhiên vào màn hình, bạn sẽ nó thật điên rồ. Cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn hóa nhỏ, thị trường tín dụng, biến động; thật là điên rồ. Tâm lý chạy theo lợi suất hiện diện ở khắp mọi nơi.”

Spitznagel giải thích với Vanity Fair rằng, tại thời điểm này, các ngân hàng trung ương đã mất quyền kiểm soát và không biết cách khắc phục những sai trái của họ.

“Họ sẽ không bao giờ có thể bình thường hóa tỷ giá”, ông nói. “Trong xã hội này, suy thoái kinh tế và sụp đổ thị trường chứng khoán đều do các hành vi mất kiểm soát của các ngân hàng trung ương châm ngòi. Những cơ quan này tăng lãi suất khiến cho nền kinh tế chậm lại và cuối cùng dẫn đến những sự sụp đổ mà chúng ta thấy.”

Vẫn chưa có sự sụp đổ nào xảy ra thêm với thị trường

Spitznagel không dự đoán khi nào một đợt suy thoái không thể tránh khỏi sẽ xảy ra, nhưng ông đưa ra những đánh giá riêng của mình về thời điểm lãi suất bắt đầu tự tăng lên, “nó sẽ chẳng tốt đẹp gì”, ông nói.

Cách làm của ông tỏ ra hiệu quả khi thị trường lao dốc vào năm 2008. Khi đó, quỹ của ông tăng tới hơn 115%. Và thậm chí trong thập kỷ tiếp theo, ông ấy vẫn đánh bại S&P 500 SPX, dẫu cho duy trì chiến lược phòng thủ này.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu sự kiện “thiên nga đen” gây kinh hoàng đó không bao giờ xảy ra? Nếu đây chỉ là một điều mới mẻ rất đỗi bình thường thì sao? Tất nhiên, là không phải như thế. Nhưng hãy thử đặt ra câu hỏi “giả sử…” xem sao.

Nguồn: investo.vn

Các viết cùng chủ đề