fbpx

Phương pháp chỉ số P/S

Nhà đầu tư đã quá quen thuộc với các chỉ số P/E, P/B, ROA, ROE,… Nhưng đối với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hoặc lợi nhuận năm không ổn định thì P/E, P/B, ROA, ROE,… thực sự không phát huy được vai trò của nó trong việc định giá. Chỉ số tài chính cần dùng thay thế lúc này chính là chỉ số P/S. Happy Live và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu về chỉ số này nhé.

Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S là chỉ số dùng để định giả của cổ phiếu nhằm đo lường giá cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phần của cổ phiếu đó. Hiểu rõ hơn chính là bạn sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng doanh thu của doanh nghiệp.

Những nhà đầu tư khi sử dụng chỉ số P/S vì họ cho rằng lợi nhuận dễ bị bóp méo, nên P/E sẽ bị sai lệch; hay giá trị sổ sách có thể không đúng, nên P/B không đáng tin cậy và họ tin tưởng vào doanh thu của công ty.

Công thức chỉ số P/S

P/S = Giá thị trường / Doanh thu trên mỗi cổ phần

Ý nghĩa của chỉ số P/S

Ý nghĩa của chỉ số P/S thấp:

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp.
  • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh, lợi nhuận âm…).
  • Doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu.

Ý nghĩa của chỉ số P/S cao:

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Doanh nghiệp có thể có biên lợi nhuận gộp cao, lợi thế cạnh tranh cao.

Chỉ số P/S bao nhiêu là tốt và hợp lý

Chỉ số P/S phụ thuộc vào lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước.

Tốc độ tăng trưởng cao => P/S cao

Lợi thế cạnh tranh mạnh => P/S cao

Tính rủi ro DN cao => P/S thấp

Nợ/ Vốn chủ sở hữu nhiều => P/S thấp

Vĩ mô tốt => P/S cao

Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả => P/S cao

Ngành nghề ổn định => P/S cao

Ưu nhược điểm của chỉ số P/S

Ưu điểm:

  • Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn.
  • Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ.
  • Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định.
  • Đối với công ty khởi nghiệp, thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E.

Nhược điểm:

  • Bản chất của kinh doanh là lợi nhuận và dòng tiền. Dù doanh thu nhiều và tăng trưởng cao nhưng thu không bù chi trong dài hạn, thì lợi nhuận sẽ âm, công ty sẽ bị phá sản. Do đó công ty chỉ có doanh thu thôi, thì không có ý nghĩa nhiều.
  • Thực tiễn ghi nhận doanh thu, do cách hoạch toán.
  • Chỉ số P/S có thể cung cấp cho chúng ta về bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty.

Nguồn: Tham khảo cophieux, Happy Live tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề