fbpx

Phương pháp đầu tư Canslim: Quan sát động thái, thay đổi lãi suất của Fed

Lịch sử cho thấy xu hướng của thị trường chung, thường bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất của Fed vì các mức lãi suất luôn đi kèm với động thái thắt chặt hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed.

Trong số các chỉ báo thị trường chung cơ bản, sự thay đổi của lãi suất chiết khấu (là loại lãi suất mà Fed sẽ áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền, để bù đắp các khoản thiếu hụt tạm thời). Lãi suất liên bang (là lãi suất mà các ngân hàng có phần vốn dữ trữ bắt buộc dư thừa đang nằm trong quỹ dự trữ liên bang, cho các ngân hàng thiếu hụt vay. Sở dĩ có khoản vay này vì Fed yêu cầu cuối mỗi ngày của ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc tối thiểu) và tỷ lệ ký quỹ cổ phiếu là những chỉ báo quan trọng cần phải quan sát.

Lãi suất là sự xác nhận tốt nhất về điều kiện hiện tại của nền kinh tế. Sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu và lãi suất liên bang cho đến nay vẫn là chỉ báo đáng tin cậy nhất. Trong quá khứ, 3 lần tăng mạnh lãi suất liên tiếp của Fed thường đánh dấu cho sự khỏi đầu của thị trường con gấu và suy thoái kinh tế.

Các thị trường con gấu thường (nhưng không phải luôn luôn) kết thúc khi lãi suất cuối cùng bị hạ xuống mức rất thấp. Ngược lại, lãi suất chiết khấu tăng lên mức 6% vào tháng 9 năm 1989, ngay sau khi Alan Greenspan trở thành chủ tịch Fed, dẫn tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng của thị trường chứng khoán 10 năm đó.

Các chỉ báo thị trường tiền tệ là tấm gương phản chiếu của tình hình nền kinh tế. Nhiều lần, tôi đã theo dõi kỹ các chỉ báo kinh tế của chính phủ và Cục Dữ Trữ Liên Bang (Fed), bao gồm 10 chỉ báo về cung tiền và cầu tiền, cũng như các chỉ báo về lãi suất. Lịch sử cho thấy xu hướng của thị trường chung, cũng như một số ngành công nghiệp, thường bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất của Fed vì các mức lãi suất luôn đi kèm với động thái thắt chặt hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed.

Đối với nhà đầu tư, những chỉ báo chính sách tiền tệ đơn giản và quan trọng cần phải theo dõi, am hiểu là sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu và lãi suất liên bang.

Với sự xuất hiện của nhiều hệ thống giao dịch được lập trình và các công cụ phòng hộ, một số quỹ đầu tư bây giờ luôn phải phòng hộ, một phần danh mục để giảm bớt thiệt hại trong những giai đoạn thị trường có nhiều rủi rỏ giảm giá. Mức độ thành công của các biên pháp phòng hộ tùy thuộc vào kỹ năng giao dịch và định thời điểm thị trường. Tác động tichs cực của hoạt động phòng hộ là làm giảm bớt khả năng các quỹ sẽ bán tháo cổ phiếu ra thị trường, làm tăng thêm áp lực giảm giá.

Phần lớn các quỹ đầu tư, buộc phải đa dạng hóa danh mục và luôn chịu áp lực phải giải ngân tiền ở mọi thời điểm. Điều này là vì phần lớn các quản lý quỹ gặp khó khăn trong việc rút khỏi thị trường và kịp chuyển sang nắm giữ tiền mặt tại những thời điểm quan trọng vì quy mô tài sản lớn (hàng tỷ đô la). Thậm chí, họ còn gặp khó khăn nhiều hơn trong việc giải ngân tiền thật nhanh sau khi thị trường chung tạo đáy lớn. Đó là lý do tại sao các quỹ đầu tư thường quan tâm nhiều đến các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn và các cổ phiếu có hơi hướng phòng thủ.

Fed tăng lãi suất tác động sâu rộng đến thị trường chứng

Fed làm thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 1981

Một thị trường con gấu và một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng, kéo dài đã xảy ra bắt đầu từ năm 1981 đơn giản chỉ vì Fed tăng lãi suất chiết khấu quá nhanh (liên tiếp các lần vào ngày 26-9, ngày 17-11, và ngày 5-12 -1980). Ở lần tăng thứ tư vào ngày 8-5-1981, lãi suất chiết khấu được đẩy lên mức cao nhất mọi thời đại 14%. Điều này đã đánh gục nền kinh tế, các ngành công nghiệp cơ bản và thị trường chứng khoán Mỹ.

Tuy nhiên việc thay đổi lãi suất của Fed không nên được xem là chỉ báo về thị trường vì bản thân thị trường chứng khoán luôn luôn là phong vũ biểu tốt nhất của nó. Phân tích của William O’Neil cho thấy, sự thay đổi lãi suất chiết khấu không giúp bạn nhiều trong việc dự đoán các điểm đảo chiều của thị trường chứng khoán.

Hành động độc lập của Fed thường mang tính xây dựng vì Fed cố gắng ngăn cho nền kinh tế không bị quá nóng hoặc suy thoái quá sâu. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường chứng khoán cũng phản ứng với tất cả các động thái của Fed.

Sự Sụp đổ của thị trường tài chính vào năm 2008

Cuộc khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn dẫn tới sự sụp đổ của thị trường tài chính vào năm 2008 có thể dễ dàng nhận ra là do những động thái của chính phủ vào năm 1995, khi chính quyền hiện tại đã cởi mở hơn Đạo luật tái đầu tư cộng đồng ( Community Reinvestment Act – CRA) của năm 1977. Những động thái ngày cho phép các ngân hàng thực hiện các khoản cho vay rủi ro dành cho những người có thu nhập thấp vượt quá khả năng thu nhập của họ.

Thực sự chính phủ Mỹ đã khuyến khích và buộc các ngân hàng lớn phải hạ thấp các tiêu chuẩn an toàn cho vay. Phần lớn các khoản nợ trong 1 nghìn tỷ đô la nợ thế chấp mới theo CRA là lãi suất có thể điều chỉnh. Phần lớn các khoản vay này rốt cuộc chẳng yêu cầu hồ sơ chứng minh thu nhập cá nhân, và trong nhiều trường hợp có khả năng thanh toán thấp hoặc không có khả năng thanh toán.

phuong-phap-dau-tu-canslim-quan-sat-dong-thai-thay-doi-lai-suat-cua-fed-happy-live-1

Ngoài ra, lần đầu tiên, các quy đinh mới không chỉ cho phép mà còn khuyến khích những người cho vay có thể nhóm hoặc đóng gói các khoản cho vay dưới chuẩn mới đầy rủi ro ( gọi là chứng khoán hóa) thành những khoản cho vay được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao. Sau đó, bán các khoản cho vay được chính phủ bảo trợ này cho các định chế và các quốc gia trên thế giới khi họ nghĩ rằng, thật an toàn để mua các trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm AAA.

Lần đầu tiên các khoản cho vay được đóng gói này được tung ra thị trường đầu tư là vào năm 1997. Động thái này giúp các tổ chức tín dụng và các ngân hàng lớn kiếm lợi nhuận nhanh hơn và làm giảm trách nhiệm về các khoản cho vay kém chất lượng này. Các khoản cho vay kém chất lượng này sẽ quay lại ngân hàng phát hành ra nó, tiếp tục được đóng gói lần nữa, cho vay kiểu CRA nhiều hơn nữa, và lại ít chịu trách nhiệm hơn nữa.

Hệ quả của chính sách này là tạo ra một kim tự tháp khổng lồ được khuyến khích và bảo trợ của chính phủ. Fannie Mae và Freddie Mac chính là hai cơ quan thực hiện các chương trình mua theo hướng của chính phủ và sở hữu rất nhiều các khoản cho vay dưới chuẩn 2008 và cần các chương trình giải cứu khổng lồ của chính phủ. Ban lãnh đạo của Freddie và Fannie đã nhận được các khoản lương hậu hĩnh cũng như sự bảo trợ nhất định của một số thành viên Quốc Hội.

Lời kết: Đây là một chương trình lớn của chính phủ Mỹ được bắt đầu với mục đích tốt nhằm hỗ trợ cho “giấc mơ Mỹ ( người Mỹ ai cũng có nhà)”, nhưng lại không được đánh giá đúng đắn và không có tầm nhìn về các rủi ro không lường trước. Cuối cùng, nó đã làm phá hủy hệ thống tài chính toàn cầu, để lại nhiều hệ lụy đau đớn cho những người có thu nhập thấp. Cá công ty lớn ở Phố Wall cùng với các đảng phái chính trị, Quốc hội đã cùng nhau phá vỡ Đạo Luật Glass – Steagall vào năm 1998 là những thủ phạm tạo nên tình trạng thâm thủng ngân sách lớn của chính phủ như hiện nay.

Cú Sụp Đổ của thị trương chứng khoán vào năm 1962. 

Một trong những cú sụp đổ đáng nhớ của thị trường chứng khoán từng xảy ra vào năm 1962. Vào mùa xuân năm đó, nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu bất ổn, nhưng thị trường chứng khoán đã trở thành “con ngựa bất kham” sau khi chính phủ thông báo tiến hành một cuộc điều tra về thị trường chứng khoán. Tổng thông Kennedy chĩa mũi dùi cui vào công ty thép vì dám tăng giá trái ý ông. Cổ phiếu IBM giảm 50%. Vào mùa thu năm đó, sau cuộc đàm phán thành công với Nga về vấn đề hệ thống tên lửa ở CuBa, một thị trường tăng giá mới bắt đầu. Tất cả những điều này xảy ra mà không có bất cứ sự thay đổi nào trong lãi suất.

Cũng có tình huống trong đó lãi suất được hạ xuống mức thấp nhất, sáu tháng sau khi thị trường chứng khoán đã chạm đáy.  Trong các trường hợp này, bạn sẽ bị “trễ tàu” nếu như chờ đợi lãi suất giảm xuống. Trong một số trường hợp khác, sau khi Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục giảm hoặc đi ngang trong vài tháng. Điều này đã từng diễn ra vào 2000 -2001.

Trích Bộ làm giàu từ chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề