fbpx

Phương pháp EV/EBITDA & EV/EBIT

Các chỉ báo EV, EBIT và EBITDA là những chỉ số quan trọng trong ngàng tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng. Các chỉ số này sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều thông tin quan trọng để định giá doanh nghiệp. Các chỉ báo EV/EBIT và EV/EBITDA dùng để đánh giá bức tranh toàn cảnh của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn, vốn vay và cấu trúc của chúng trong các doanh nghiệp đó.

Phương pháp EV/EBITDA & EV/EBIT là hai trong số nhiều chỉ số có thể giúp bạn định giá cổ phiếu khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Thường phương pháp này sẽ ít được sử dụng tại thị trường Việt Nam nhưng trên thế giới có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng.

Chỉ số EV là gì?

Chỉ số EV (tiếng Anh: Enterprise Value) được xem là chỉ số thước đo giá trị doanh nghiệp, thường sử dụng thay thế vốn hóa thị trường trên thị trường cổ phiếu. EV có thể được xem là chi phí cần bỏ ra để mua toàn bộ công ty.

EV = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ – Tiền và các khoản tương đương tiền

Chỉ số EBIT là gì?

Chỉ số EBIT (tiếng Anh: Earnings Before Interest and Taxes) là lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp. Chỉ số EBIT đánh giá năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp khi mức thuế suất bằng 0 và không phải vay vốn để kinh doanh.

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Khi so sánh các doanh nghiệp cùng ngành với nhau, chỉ EBIT sẽ thể hiện được các vấn đề sau:

  • Giúp nhà đầu tư xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp khi không phải nộp thuế, từ đó có thể phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp được chính phủ giảm/miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc một số các loại thuế khác.
  • Giúp nhà đầu tư đánh giá được hiệu suất sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp khi loại bỏ các yếu tố thuế và lãi vay.

Trong đầu tư nói riêng, EBIT còn có các ứng dụng bao gồm các chỉ tiêu tài chính khác giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn bao quát hơn về khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ số EBITDA là gì?

Chỉ số EBITDA (tiếng Anh: Earning Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization) là lợi nhuận trước lãi vay, trước thuế và trước khấu hao của một doanh nghiệp. Chỉ số EBITDA sử dụng đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp khi thuế suất bằng 0, không phải chịu lãi vay và cũng không phải chịu chi phí khấu hao.

EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay + Tổng khấu hao

Theo công thức này thì EBITDA sẽ loại bỏ thêm ảnh hưởng yếu tố chỉ tiêu kế toán và tài chính (khấu hao) gây ra. Vì vậy chỉ tiêu này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào lợi nhuận thực và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc giữa các ngành với nhau.

Công thức tính chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA

 

Phương pháp EV/EBITDA & EV/EBIT

Ý nghĩa khi sử dụng chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA

Trong các chỉ số định giá cơ bản như P/E, P/B, P/S thì có thể nói 2 chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA có sự gần giống với chỉ số P/E nhất. Tuy nhiên điểm khác biệt của chúng cũng rất rõ rệt:

EV/EBIT loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hiểu đơn giản là quy đồng mẫu những công ty có mức nợ và tiền mặt khác nhau.

EV/EBITDA thì mạnh dạn hơn loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn, và khấu hao nhằm giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác hơn khi các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau, hay ngành khác nhau.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số EV/EBIT và EV/EBIDA

Ưu điểm:

  • Được sử dụng phổ biến với những NĐT chuyên nghiệp.
  • Hoạt động tốt để định giá ở những doanh nghiệp ổn định, và chi phí vốn thấp.
  • Có giá trị so sánh tương đối tốt ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Nhược điểm:

  • Không tính đến chi phí vốn.
  • Khó tính toán khi có những tăng trưởng biến động, khác nhau.
  • Hiện chưa phổ biến ở thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chỉ số EV/EBIT và EV/EBITDA bao nhiêu là tốt?

Thông thường, 2 chỉ số EV/EBIT và EV/EBIDA dưới 10 được xem là tốt. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý:

So sánh 2 công ty này trong cùng 1 ngành sẽ cho cái nhìn khách quan và chuẩn xác nhất, nên bạn không máy móc hoàn toàn. EV/EBIT hay EV/EBITDA cao có thể do công ty được quá giá trị, nhưng cũng có thể do doanh nghiệp chất lượng tốt, và tăng trưởng ổn định. EV/EBIT hay EV/EBITDA thấp có thể là công ty đinh giá thấp nhưng cũng có thể chất lượng doanh nghiệp kém, nhiều rủi ro.

Nếu các yếu tố khác như nhau thì, EV/EBIT hay EV/EBITDA càng thấp càng tốt. Tối ưu nhất nên kết hợp với các yếu tố định giá khác.

Nguồn: Tham khảo cophieux, thuvienchungkhoan, Happy Live tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề