Phương pháp Wyckoff: Sự kiện #6: Điểm phá vỡ (Breakout)
Sau sự kiện Kiểm tra ở Pha C (một cú sốc hoặc LPS), giá sẽ tạo ra chuyển động có xu hướng theo hướng ít bị cản trở nhất. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp đã có được tất cả số lượng cổ phiếu họ mong muốn và đã tiến hành xác nhận nguồn cung.
Điểm phá vỡ xuất hiện khi nào?
Sau sự kiện Kiểm tra ở Pha C (một cú sốc hoặc LPS), giá sẽ tạo ra chuyển động có xu hướng theo hướng ít bị cản trở nhất. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp đã có được tất cả số lượng cổ phiếu họ mong muốn và đã tiến hành xác nhận nguồn cung (thông qua sự kiện Rũ bỏ hoặc Kiểm tra), thấy rằng giá sẽ không gặp phải kháng cự mạnh ở chuyển động tăng giá sau đó.
Thị trường lúc này ở trạng thái mất cân bằng và tạo ra chuyển động có xu hướng mạnh mẽ từ điểm phá vỡ, thoát khỏi cấu trúc, hình thành nguyên nhân cho đợt tăng giá này. Bản thân điểm phá vỡ không phải là cơ hội để giao dịch, nó chỉ là dấu hiệu cảnh báo về cơ hội để giao dịch trong tương lai gần, cụ thể là ở hành động kiểm tra xác nhận xảy ra ngay sau đó.
Thay đổi trong tính chất (Chage of Character – CHoCH)
Đây là sự kiện Thay Đổi Trong Tính Chất (CHoCH) lần thứ hai trong cấu trúc khung giá. Lần CHoCH đầu tiên là ở Sự Kiện Phản Ứng #2, trong đó thị trường chuyển từ tình trạng chuyển động có xu hướng sang chuyển động trong khung giá. Ở lần này, CHoCH mới sẽ thay đổi bối cảnh thị trường, đặt dấu chấm hết cho tình trạng giằng co giữa cung và cầu, bắt đầu chuyển sang pha di chuyển có xu hướng. CHoCH không chỉ là một chuyển động giá mạnh, nó bao gồm hai sự kiện: một sóng tăng giá mạnh mẽ và một cú điều chỉnh nhẹ. Điều này tạo nên CHoCH. Sự thay đổi trong tính chất này được xác định từ điểm bắt đầu của Pha C cho đến điểm kết thúc của Pha D.
CHOCH xuất hiện như thế nào trên đồ thị
Lúc này, thị trường đang di chuyển ở tốc độ cao và điều này khiến giá chuyển động mạnh với sự hình thành của những cây nến có sự tăng lên tương đối của khung giá cũng như khối lượng. Chuyển động tăng giá này sẽ vượt qua các vùng kháng cự trước đó với đà tăng trưởng ( momentum ) mạnh mẽ. Nó thể hiện cho sự mất cân bằng của thị trường và sự quyết liệt của các nhà giao dịch.
Điểm phá vỡ không có khối lượng
Nhìn chung, điểm phá vỡ nên xảy ra với sự đột biến của khối lượng, mặc dù điều này là đúng nhưng đôi khi, chúng ta có thể thấy những cổ phiếu xuất hiện điểm phá vỡ mà không có sự tăng lên mạnh mẽ của khối lượng. Điều này cho thấy số lượng hàng trôi nổi về cơ bản ở mức thấp, do đó các nhà giao dịch lớn đang kiểm soát cuộc chơi không cần phải có nỗ lực lớn mà vẫn dễ dàng tác động lên giá. Ví dụ về điểm phá vỡ tăng giá, nếu chúng ta thấy nó xuất hiện cùng với các cây nến có khung giá hẹp, khối lượng nằm ở mức trung bình, thì về mặt lý thuyết chúng ta nên thận trọng; nhưng điều này có thể xảy ra với cổ phiếu có số lượng cổ phiếu trôi nổi ( free float ) thấp, hay nói cách khác, có rất ít nhà giao dịch sẵn sàng bán. Vì thế, việc thiếu đi người bán cùng với sự quyết liệt vừa phải của bên mua có thể tạo nên điểm phá vỡ mà không cần phải có khối lượng lớn.
Nguồn: Trích sách How to trade in stocks
Có thể bạn quan tâm:
Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu! – How to Trade in Stocks
Nghệ thuật định thời điểm thị trường, quản lý tiền và kiểm soát cảm xúc
của bậc thầy đầu đầu cơ Jesse Livermore