fbpx

Quản lý tài chính cá nhân: #3 Chi trả cho mình trước

Cụm từ “chi trả cho mình trước” đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong giới đầu tư và tài chính cá nhân. Thay vì thanh toán mọi hóa đơn cùng chi phí và rồi tiết kiệm phần còn lại, hãy làm ngược lại. Dành dụm cho việc đầu tư, nghỉ hưu, học đại học, các khoản trả trước trong tương lai hay bất cứ điều gì cần đến nỗ lực tích lũy trong dài hạn trước rồi hãy quan tâm những việc khác.

Phần 1: Xác định chi phí hiện tại của bạn 

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

1. Xác định thu nhập hàng tháng

– Bắt đầu bằng việc xem xét thu nhập hàng tháng trong hiện tại. Để làm điều đó, bạn chỉ việc cộng dồn toàn bộ nguồn thu trong một tháng.
Lưu ý: rằng đây là thu nhập “thuần” hay khoản tiền nhận được sau thuế và các khoản giảm trừ.

  •   Nếu thu nhập dao động từng tháng, hãy dùng bình quân thu nhập sáu tháng gần nhất hoặc mức thấp hơn đôi chút. Sử dụng con số thấp hơn luôn là lựa chọn tốt hơn, bởi như vậy, nhiều khả năng rút cục bạn sẽ thu được nhiều hơn thay vì ít đi so với dự tính.Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

2. Xác định chi phí hàng tháng

Có hai loại chi phí cơ bản cần lưu ý: chi phí cố địnhchi phí biến đổi:

  • Chi phí cố định không đổi từ tháng này sang tháng khác và thường bao gồm những khoản như chi phí thuê mướn, tiện ích sinh hoạt, điện thoại/internet, các khoản nợ phải trả và bảo hiểm.
  • Chi phí biến đổi giao động từ tháng này sang tháng khác và có thể bao gồm chi phí thực phẩm, giải trí, xăng dầu hay những mua sắm linh tinh khác.Nếu các bạn thấy việc kiểm soát chi tiêu khá là khó khăn thì các bạn có thể dùng excel hoặc note để ghi lại các khoản chi phí để tiện theo dõi.

3. Lấy thu nhập trừ đi chi phí hàng tháng. 

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

Nhờ đó, bạn biết đến cuối mỗi tháng, trong tay bạn sẽ còn lại bao nhiêu. Điều này quan trọng bởi nó có thể hỗ trợ bạn xác định lượng tiền cần chi trả trước cho chính mình là bao nhiêu. Bạn sẽ không muốn tiết kiệm cho tương lai để rồi nhận ra rằng những gì còn lại chẳng thể đáp ứng ngay cả chi phí cố định quan trọng trong đời sống hàng ngày.

  • Nếu thu nhập hàng tháng là 40 triệu/tháng và tổng chi phí là 32 triệu, vậy về cơ bản, bạn sẽ có 8 triệu để chi trả cho mình trước. Đó là một cách hình dung tốt về lượng tiền có thể tích lũy mỗi tháng.
  • Lưu ý rằng con số này có thể còn cao hơn rất nhiều. Một khi biết lượng tiền còn lại mỗi tháng, bạn có thể từng bước cắt giảm chi phí để tiết kiệm được nhiều hơn nữa.
  • Cắt giảm chi phí thậm chí sẽ còn quan trọng hơn nếu bạn bị âm vào cuối tháng.

 

Phần 2: Lập ngân sách trên cơ sở chi phí thấp hơn

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

1. Tìm cách cắt giảm chi phí cố định

  •  Dù có thể là cố định nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể thay thế chúng bằng những chi phí cùng loại thấp hơn. Hãy nhìn vào từng loại chi phí cố định và xem xét liệu có cách nào để cắt giảm hay không.
  • Ví dụ, dù có thể chi phí cho điện thoại di động là cố định mỗi tháng nhưng liệu việc lên kế hoạch sử dụng ít dung lượng dữ liệu hơn để tiết kiệm chi phí có khả thi hay không? Tương tự, có thể tiền thuê nhà là cố định nhưng nếu nó chiếm hơn một nửa thu nhập, nếu có thể, bạn nên cân nhắc đổi từ căn hộ hai phòng ngủ sang căn hộ chỉ một phòng ngủ hoặc chuyển đến khu vực có mức giá phải chăng hơn.

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước
2. Tìm cách cắt giảm chi phí biến động. 

Phần lớn trong số những khoản tiết kiệm đều đến từ đây. Hãy xem xét cẩn thận chi phí từng tháng và xác định đâu là đích đến của những khoản chi không cố định. Nhìn vào những chi phí nhỏ có thể cộng dồn qua thời gian như uống cà phê, ăn ngoài, hóa đơn tạp hóa, xăng dầu hay thư giãn, giải trí.

  • Khi tìm cách cắt giảm những chi phí này, hãy nghĩ về những gì bạn muốn và những gì bạn cần. Cắt giảm càng nhiều mục “muốn” càng tốt. Ví dụ, có thể ở cơ quan, ăn trưa mỗi ngày là điều bạn cần, nhưng mua bữa trưa ở căng tin lại là điều bạn muốn. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp ít tốn kém hơn là tự chuẩn bị bữa ăn.
  •  Điều then chốt ở đây chính là nhìn vào những chi phí biến động chiếm giữ phần lớn trong ngân sách của bạn. Hầu hết chi tiêu vượt mức của bạn đều dành cho xăng dầu, thực phẩm, giải trí hay những mua sắm bốc đồng? Bạn có thể đạt mục tiêu cắt giảm ở những hạng mục này, chẳng hạn như bằng cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chuẩn bị hộp cơm trưa thường xuyên và hướng đến những hình thức giải trí phải chăng hơn hoặc để thể tín dụng ở nhà nhằm giảm bớt chi tiêu bốc đồng.
  • Tìm kiếm trên mạng những cách thức mới lạ giúp giảm bớt chi tiêu trong những hạng mục khiến bạn khó khăn.Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

3. Tính lượng tiền còn lại sau cắt giảm. 

Nếu xác định được một vài hạng mục để cắt giảm chi tiêu, hãy trừ chúng ra khỏi chi phí của bạn. Tiếp đó, bạn có thể lấy thu nhập hàng tháng trừ đi tổng chi phí mới này để biết đến cuối tháng, bạn còn lại bao nhiêu.

  • Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 40 triệu và 32 triệu là tổng chi phí đã có. Sau khi tìm cách cắt giảm, có thể bạn sẽ tiết kiệm được thêm 4 triệu mỗi tháng và giảm chi phí hàng tháng xuống chỉ còn 28 triệu. Giờ thì mỗi tháng bạn sẽ có được 12 triệu đồng.

 

Phần 3: Chi trả cho mình trước 

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

1. Quyết định chi trả trước bao nhiêu cho mình. 

Giờ đây, khi đã xác định được số tiền còn dư mỗi tháng, bạn có thể quyết định chi trả bao nhiêu cho mình trước. Các chuyên gia có những khuyến nghị không đồng nhất về con số này. Trong quyển sách tài chính cá nhân nổi tiếng The Wealthy Barber (Người Thợ cạo Giàu sang), tác giả David Chilton khuyên rằng chúng ta nên chi trả trước cho chính mình 10% thu nhập thuần hay thu nhập sau thuế và khấu trừ. Con số được đưa ra bởi những chuyên gia khác nằm từ 1% đến 5%. 

  •  Giải pháp tốt nhất là chi trả trước cho chính mình nhiều nhất có thể, dựa trên số tiền còn lại mỗi tháng. Ví dụ, nếu cuối tháng còn được 12 triệu và 40 triệu là thu nhập của bạn, bạn sẽ có thể tiết kiệm đến 30% thu nhập của mình (Có thể bạn sẽ chỉ muốn tiết kiệm 20%, chừa lại đôi chút cho những chi tiêu hay tưởng thưởng không ngờ tới).

2. Đặt mục tiêu tiết kiệm. 

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

Một khi đã biết mình có thể chi trả bao nhiêu cho bản thân, hãy cố đặt mục tiêu tiết kiệm. Ví dụ, mục tiêu của bạn có thể bao gồm tiền hưu trí, tiết kiệm giáo dục hoặc thanh toán khoản trả trước mua nhà. Xác định chi phí của mục tiêu và chia nó cho số tiền có thể chi trả cho bản thân mỗi tháng để xác định số tháng cần thực hiện.

  •  Ví dụ, có thể bạn muốn tiết kiệm 1 tỷ tiền trả trước khi mua nhà. Nếu mỗi tháng còn dư 12 triệu và chọn tiết kiệm 6 triệu, bạn sẽ cần đến 13 năm để tiết kiệm được 1 tỷ.
  •  Trong trường hợp này, bạn có thể nâng tiết kiệm hàng tháng lên 12 triệu để giảm một nửa thời gian (bởi số tiền dư lại mỗi tháng là 12 triệu).
  • Nhớ rằng nếu đầu tư tiền vào tài khoản tiết kiệm lãi suất cao hoặc hình thức đầu tư khác, lãi thu được sẽ rút ngắn thêm thời gian tiết kiệm cần thiết. Để tính được tài khoản tiết kiệm sẽ gia tăng nhanh đến mức nào với mức lãi suất cho trước (chẳng hạn như 2%/năm), hãy lên mạng và tìm kiếm cụm từ “Công cụ tính lãi kép“.

3. Lập tài khoản tách biệt từ tất cả những tài khoản khác.

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

Tài khoản này chỉ nên được dùng cho một mục tiêu cụ thể, thường là đầu tư hoặc tiết kiệm. Nếu có thể, hãy chọn tài khoản với lãi suất cao hơn. Thường thì là loại tài khoản giới hạn số lần rút tiền và đó là điều tốt bởi dù sao, bạn cũng không có ý định làm điều đó.

  • Cân nhắc mở tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Nhiều tổ chức cung cấp loại hình tiết kiệm này và chúng thường có mức lãi suất cao hơn tài khoản thanh toán rất nhiều.
  • Nếu ở Mỹ, bạn cũng có thể cân nhắc mở Quỹ Hưu trí Cá nhân Roth (Roth IRA) cho khoản tiết kiệm. Roth IRA cho phép tài sản của bạn lớn mạnh qua thời gian mà không phải chịu thuế. Trong quỹ Roth IRA, bạn có thể mua chứng khoán, đầu tư quỹ tương hỗ, trái phiếu hoặc quỹ hoán đổi danh mục và tất cả những sản phẩm này đều đem lại cơ hội sinh lời cao hơn một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao.
  •  Những lựa chọn khác bao gồm Quỹ Hưu trí Cá nhân truyền thống Quỹ hưu trí 401(k).

4. Cho tiền vào tài khoản ngay khi nhận được. 

Nếu được chuyển khoản trực tiếp, hãy để một phần tiền lương tự động chuyển vào tài khoản tách biệt. Bạn cũng có thể lập lệnh chuyển tiền tự động hàng tuần hay hàng tháng từ tài khoản hoạt động chính sang tài khoản kia nếu duy trì được mức dư có cần thiết nhằm tránh phí rút tiền quá mức. Điều quan trọng ở đây là hãy làm điều đó trước khi tiêu tiền cho bất kỳ khoản nào khác, kể cả hóa đơn và tiền thuê nhà.

5. Hãy để tiền ở đó. 

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

Đừng đụng vào chúng. Đừng rút ra. Bạn nên có quỹ khẩn cấp riêng để dùng cho những tình huống đó. Thông thường thì quỹ ấy nên đủ để giúp bạn chi trả trong khoảng từ ba đến sáu tháng. Đừng nhầm lẫn quỹ khẩn cấp với quỹ đầu tư hay tiết kiệm. Nếu nhận thấy bản thân không đủ tiền thanh toán hóa đơn, hãy tìm cách khác để kiếm tiền hay cắt giảm chi phí. Đừng chi trả bằng thẻ tín dụng của bạn (xem thêm ở phần Cảnh báo dưới đây).

Lời khuyên 

 Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

  • Ngay cả những khoản tiết kiệm nhỏ cũng sẽ hữu ích cho tương lai.
  • Hãy bắt đầu từ bước nhỏ, nếu cần thiết. Tiết kiệm 100 hay thậm chí 20 nghìn mỗi tuần còn hơn là không gì cả. Khi chi phí giảm bớt hoặc thu nhập tăng, bạn có thể gia tăng lượng tiền chi trả cho chính mình.
  • Lập mục tiêu, chẳng hạn như “Mình sẽ có 400 triệu sau năm năm”. Nó sẽ giúp bạn kiên trì với việc chi trả cho mình trước.
  •  Ý tưởng đằng sau việc này chính là nếu không chi trả cho mình trước bằng cách nào đó, chúng ta sẽ tìm cách tiêu hết tiền cho đến khi chỉ còn lại rất ít. Hay nói cách khác, dường như các chi phí luôn “nảy nở” để bắt kịp thu nhập của chúng ta. Nếu cắt giảm thu nhập bằng cách chi trả cho mình trước, chi phí của bạn sẽ được duy trì trong tầm kiểm soát. Nếu không được vậy, hãy trở nên tháo vát thay vì bòn rút khoản tiết kiệm của bản thân.

Cảnh báo

Quản lý tài chính cá nhân - #3: Chi trả cho mình trước

  • Nếu trở nên cực kỳ phụ thuộc vào thẻ tín dụng để có thể trả cho mình trước thì bạn đã đánh mất ý nghĩa của việc làm này. Tại sao phải tiết kiệm 400 triệu cho khoản trả trước trong tương lai khi mà bạn phải đi vay 400 triệu (với lãi suất đi kèm)?
  • Có thể sẽ rất khó để chi trả cho bản thân trước như chỉ dẫn trên đây khi trước bạn có những nghĩa vụ tài chính khẩn cấp, chẳng hạn như đã đến hạn thanh toán tiền nhà hay chủ nợ đã kéo đến cửa. Một số người tin rằng dù thế nào đi nữa, bạn vẫn nên chi trả cho mình trước. Một số khác lại tin rằng có những thời điểm mà tại đó, chi trả cho người khác trước là điều nên làm. Ranh giới nằm ở đâu là tùy vào bạn.

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề