fbpx

Quiet managing: Quản lý như không quản lý

Quản lý không còn là người truyền lửa mà phải âm thầm và lặng lẽ?

1. Quiet managing là gì?

Quiet managing là một hình thức quản lý giảm thiểu tối đa kiểm soát. Trái với quản lý vi mô (micromanaging), chuyên gia khai vấn nghề nghiệp Adam Broda đã định nghĩa quietly managing là khi những người quản lý:

    • Ngừng giám sát thời gian làm việc của nhân viên.
    • Để mọi người được chọn làm việc ở nơi họ muốn.
    • Khuyến khích nghỉ ngơi mà không cảm thấy tội lỗi.
    • Loại bỏ các cuộc họp và phiền nhiễu không cần thiết.
    • Lắng nghe phản hồi của nhân viên về cách thức quản lý mong muốn cũng như thông tin cần được cung cấp.
    • Sau đó tin tưởng trao quyền và chờ báo cáo công việc.

Bằng cách này, người quản lý đóng vai trò hỗ trợ nhiều hơn và lãnh đạo theo cách trở thành một tấm gương cho nhân viên, thay vì dẫn dắt theo cơ cấu quản lý hành chính cứng nhắc.

Quiet managing: Quản lý như không quản lý

2. Nguồn gốc của quiet managing

Sau đại dịch, những năm vừa qua chứng kiến ​​một loạt các xu hướng “quiet”: quiet quitting, quiet firing, quiet cutting… Chuyên gia khai vấn sự nghiệp Adam Broda cũng đăng một bài viết trên LinkedIn đề ra một xu thế mới là “quiet managing”.

Dù tạo ra được cuộc thảo luận sôi nổi và nhận về không ít ý kiến đồng thuận. Nhưng phải tới khi bước vào năm 2024, cụm từ này mới thực sự gây được chú ý. Tạp chí Forbes đã đưa tin và một tài khoản Tik Tok chia sẻ lại nội dung bài báo đã nhận về 1,2 triệu lượt xem cùng rất nhiều bình luận đồng tình.

3. Vì sao quiet managing phổ biến?

Theo báo cáo Digital Work Trends (Xu hướng việc làm số) năm 2023 của Slingshot, để giải quyết tình trạng nghỉ việc trong tư tưởng (quiet quitting) làm trì trệ hoạt động công ty, các nhà lãnh đạo đã đẩy mạnh tăng cường giám sát và thường xuyên tổ chức các cuộc họp.

Tuy nhiên trái với kỳ vọng quản lý nhân viên tốt hơn, tình trạng này lại tạo ra ảnh hưởng tiêu cực. Có tới gần một nửa những người tham gia khảo sát cảm thấy bí bách vì bị soi xét trong công việc quá mức.

Quiet managing: Quản lý như không quản lý

Một khảo sát của Leapsom đã chỉ ra có 25% nhân viên cho biết các cuộc họp là sự gián đoạn khó chịu nhất trong ngày làm việc của họ. Những cuộc họp không cần thiết ước tính có thể ngốn tới 100 triệu USD mỗi năm đối với các công ty.

Đồng thời dù thường xuyên phải liên hệ với quản lý nhiều hơn, không ít nhân viên cho biết họ vẫn phải tự mình xác định các ưu tiên trong công việc, nhiệm vụ nào cần dành nhiều thời gian hơn. Và có quá nửa số người tham gia khảo sát cho biết họ đang loay hoay mất thêm ít nhất từ ​​một đến hai giờ làm việc mỗi ngày chỉ vì không được báo trước deadline cụ thể để sắp xếp công việc.

Các thông số trong báo cáo đều phản ánh việc mất kết nối giữa tiêu chuẩn công việc mà các nhà lãnh đạo mong đợi với những gì nhân viên cần để làm việc hiệu quả. Sự kém hiệu quả trong cách thức quản lý phổ biến hiện hành đã đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp về một phương án thay thế tối ưu hơn là “quiet managing”.

Từ góc độ của nhân sự, giữa làn sóng sa thải của các công ty, người đi làm không thể ngồi yên và làm việc cầm chừng theo kiểu nghỉ việc trong tư tưởng nữa.

Thay vì nhảy việc để tìm được một nơi làm việc mới đáp ứng những nhu cầu của mình, chuyện được đánh giá là quá rủi ro và không mấy khả thi ở thời điểm hiện tại, nhiều người sẵn sàng thỏa hiệp để giữ được công việc hiện tại. Đổi lại, điều họ yêu cầu rất đơn giản cũng là “quiet managing”.

Quiet managing có thể là một cách thức quản lý tốt, giúp nhân viên cảm thấy được tin tưởng và công nhận năng lực, thúc đẩy động lực chủ động hơn trong công việc. Hoặc ngược lại cũng có khả năng tạo ra cảm giác thiếu dẫn dắt và xa cách.

Điều quan trọng là người lãnh đạo nên chủ động trao đổi nhiều hơn với nhân viên để hiểu thêm về những mong đợi và phong cách làm việc cá nhân của từng người. Dù trao quyền cho nhân viên nhưng vẫn sẵn sàng có mặt dẫn dắt mỗi khi cấp dưới cần sự hỗ trợ.

Quiet managing: Quản lý như không quản lý

4. Dùng quiet managing như thế nào?

Ví dụ:

A: Miễn là nhóm tụi mình hoàn thành tốt mục tiêu của công ty thì sếp sẽ hài lòng thôi. Không cần phải quản lý khắt khe ở văn phòng làm gì.

B: Ồ, sếp của ông đang đi theo xu hướng quản lý thầm lặng rồi đấy.

Happy Live Team

Nguồn: Vietcetera

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Nghệ Thuật Lãnh Đạo Bằng Ngôn Ngữ

Bí quyết Nâng cấp tư duy lãnh đạo cùng David Marquet

Xoay chuyển con tàu: Bản hướng dẫn hiệu quả để trở thành nhà quản lý thời đại mới

ĐẶT SÁCH NGAY

 

 

Các viết cùng chủ đề