fbpx

Quyết đoán – Tính cách nhất định phải có để đầu tư chứng khoán

Cách chúng ta làm một việc thường sẽ là cách chúng ta làm tất cả mọi việc. Đôi khi chỉ cần nhìn cách nói năng, hành xử của một số người, chúng ta có thể biết họ có phù hợp với chứng khoán hay không?

Nhiều người nhầm lẫn những người luôn đặt rủi ro lên trên hết là những người sợ hãi, thiếu quyết đoán. Chúng ta biết Warren Buffett là nhà đầu tư giá trị nổi tiếng, nhắc đến ông người ta thường nghĩa ngay đến cái gọi là “biên an toàn” (margin of safety). Có nghĩa ông là nhà đầu tư rất thận trọng, nhưng điều đó không có nghĩa ông là người thiếu quyết đoán. Những người thận trọng đặt rủi ro trước cơ hội, phân tích rủi ro để đặt ra kịch bản và mức lỗ khi họ sai (downside protection) rồi mới tính đến lợi nhuận. Nhưng không vì thế họ là người sợ hãi và thiếu quyết đoán. Đừng nhầm lẫn giữa hai tính cách này.

Khi Coca Cola sai lầm vì chiến lược định vị marketing được coi là “sai lầm nhất mọi thời đại” do tung ra thương hiệu “New Coke” 1985 chiến lược này tiêu tốn rất nhiều tiền của nhưng lại không mang lại hiệu cộng với khủng hoảng 1987, Khi đó Bershire Hathaway của Warren Buffet đã mua vào Cocacola rất quyết liệt, Roberto Goizueta – CEO của CocaCola còn đi hỏi và tìm hiểu xem ai đã mua một khối lượng lớn cổ phiếu như vậy.

Hoặc như Howard Marks, đọc các memo của ông, chúng ta thấy ông lúc nào cũng chỉ nói rủi ro như một ông già lẩm cẩm hết thời. Nhưng vào năm 2008, sau đại khủng hoảng khi phố wall nhao nhác, bỏ chạy tán loạn, thì ông lại giải ngân mỗi ngày 100 triệu đô la liên tục trong tháng trời.

Charlier Munger từng nói: “Chuẩn bị kỹ lưỡng, kiên nhẫn chờ đợi, và hành động quyết đoán”. Vấn đề là cổ phiếu và thương vụ đó có phù hợp với cách đánh và hệ thống của họ hay không; khi có cơ hội, họ hành động rất quyết đoán. Đó là điều tạo ra sự khác biệt với số đông còn lại.

Thắng mình trước – thắng thị trường sau

Nhưng trên thực tế, một số người từ cuộc sống đến chứng khoán hay đắn đo, thiếu quyết đoán. Đôi khi nhìn cách họ mua một cái áo, đặt vé máy bay, hay đăng ký một khóa học… họ thường nâng lên đặt xuống, loay hoay cả ngày không quyết được, không rõ ràng trong tiêu chí, lẫn lộn và mù mơ, nhưng lại rất cầu toàn.

Những người này khi có cơ hội thì không dám quyết, khi quyết thì chỉ mua lom dom. Lúc sai thì không quyết liệt cắt, cứ dây dưa hy vọng cổ phiếu lên, đến khi cổ phiếu giảm đến mức không còn hy vọng nữa thì lại bán đúng đáy, quay sang day dứt khó chịu.

Nếu bạn xem Tam quốc chắc hẳn bạn nhớ nhân vật “Viên Thiệu”. Ông xuất thân 3 đời tam công, nổi danh thiên hạ và từng làm minh chủ của thập bát lộ chư hầu. Nhưng chủ yếu là đi lên nhờ gia thế, bản thân ông lại là người do dự và thiếu quyết đoán. Nên Tào tháo rất coi thường. Tào tháo từng nhận xét về Viên Thiệu là “có mưu nhưng do dự không quyết đoán”.

Đúng như vậy, khi Tào tháo dẫn quân đi đánh Từ Châu, hậu phương bỏ trống, cơ hội để chiếm lấy Hứa Xương thì Tào Tháo tất nguy vì mất căn cứ địa. Nhưng Tào Tháo vẫn cứ ung dung đi đánh Từ Châu mà không hề sợ vì Tào Tháo biết bản chất của Viên Thiệu tính đa nghi, nghĩ trước tính sau, do dự thiếu quyết đoán không bao giờ dám tập kích hậu phương của Tào Tháo.

Đúng như lời của Quách Gia (quân sư của Tào Tháo) từng nói: người này tính cách thiếu quyết đoán, đắn đo, nghi ngờ, dùng dà dùng dằng, sớm muộn tất bại.

Đầu tư/đầu cơ là một công việc rất khó, bởi vì bạn kiếm tiền từ việc ra quyết định, những người đầu tư hay đầu cơ là decsion maker. Tức là người thường xuyên phải ra quyết định liên tục. Nếu bạn làm kế toán, kỹ sư hay giáo viên, công việc hàng ngày của bạn vẫn đều đều, bình bình như vậy, bạn chẳng phải ra một quyết định gì hàng ngày. Nhưng khi bạn tham gia thị trường chứng khoán, bạn phải đối mặt với việc ra quyết định liên tục. Mà mỗi quyết định đến ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của bạn.

Trên thị trường chỉ có 3 loại quyết định: mua, bán và không làm gì. “Không làm gì” cũng là một loại “hành vi” và cũng là một quyết định. Ví dụ khi bạn quan sát 1 tuần, chính là bạn đang quyết định “không hành động”. Khi bạn mua vào, và kiên nhẫn nắm giữ một tháng, thì bạn cũng là đang quyết định “không hành động”. Nếu mỗi ngày trôi qua, bạn không làm gì cũng đồng nghĩa với mỗi ngày đó bạn đều đưa ra một quyết định. Vì vậy, nếu không phải là người quyết đoán và nhất quán, bạn sẽ rất khó khăn khi tham gia vào lĩnh vực này.

William Oneil từng nói: “Để tồn tại trên thị trường bạn phải học cách ra quyết định”, kể cả đó là cắt lỗ, chốt lời, nắm giữ, hay quan sát đều là những quyết định rất khó khăn. Vì vậy dùng dà dùng dằng, đắn đo, thiếu quyết đoán tức là bạn không có tố chất để trở thành một nhà đầu tư/đầu cơ chuyên nghiệp.

Hoặc là tìm một công việc phù hợp với tính cách của bạn; hoặc luyện tập thay đổi tính cách để trở nên phù hợp với công việc đó.

Nguồn: uptrend.vn

Có thể bạn quan tâm: Trend Following

“Thánh kinh” giao dịch theo xu hướng – Làm chủ dòng chảy thị trường tài chính

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề