fbpx

Ray Dalio: Đọc vị guồng máy vận hành của nền kinh tế vĩ mô (Phần 1)

Nhà quản lý quỹ đầu tư – tỷ phú Ray Dalio giúp chúng ta nắm bắt những khái niệm phức tạp và hiểu biết về cơ chế vận hành của nền kinh tế, chỉ bằng những kiến thức rất đơn giản.

Ray Dalio nói rằng, chính những kiến thức kinh tế rất cơ bản này giúp ông hiểu được sức khỏe của nền kinh tế và tránh được các cuộc khủng hoảng trong 30 năm qua.

ray-dalio-doc-vi-guong-may-van-hanh-cua-nen-kinh-te-vi-mo-phan-1

1. Có 3 yếu tố ảnh hưởng chi phối nền kinh tế: 

– Tăng trưởng năng suất (Productivity Growth),

– Chu kỳ vay nợ ngắn hạn (Short term Debt Cycle) và

– Chu kỳ vay nợ dài hạn (Long term Debt Cycle).

2. Tổng hợp 3 yếu tố này sẽ cho chúng ta thấy Chu kỳ của nền kinh tế.

3. Các giao dịch là nền tảng của nền kinh tế. 

Giao dịch đơn giản là các hoạt động mua và bán – Chúng ta phát sinh các giao dịch mọi lúc, mọi nơi.

4. Bạn có thể tiến hành giao dịch bằng tiền túi của mình và tiền đi vay mượn (Credit). 

Tổng cộng tiền túi và tiền vay mượn gọi là tổng mức chi tiêu (Total spending).

5. Nếu lấy tổng mức chi tiêu chia cho tổng số lượng thì ta sẽ có mức giá (Price). 

Nếu chúng ta hiểu các giao dịch thì chúng ta sẽ hiểu toàn bộ nền kinh tế.

6. Một thị trường (Market) đơn giản là tất cả người mua và người bán cùng giao dịch một loại hàng hóa giống nhau.

7. Có hàng triệu thị trường khác nhau, và nền kinh tế bao gồm tất cả mọi giao dịch của mọi thị trường.

8. Con người, ngân hàng, doanh nghiệp và chính phủ đều tương tác với nhau thông qua các giao dịch.

9. Trung tâm của nền kinh tế là ngân hàng trung ương (Central bank), có chức năng kiểm soát lãi suất (Interest rate) và cung tiền (Money supply). Bằng cách này, ngân hàng trung ương sẽ tác động đến luồng tín dụng (Flow of credit).

10. Và tín dụng là tối cần thiết đối với nền kinh tế.

11. Nếu không có tín dụng, nền kinh tế thời hiện đại sẽ rất khác biệt so với hiện nay. 

Người cho vay (Lender) tận dụng tín dụng để kiếm nhiều tiền hơn, còn người đi vay thì dùng nó để mua những thứ mà mình không thể trả ngay được.

Người mua hứa sẽ trả khoản vay trở lại cho người cho vay tại một thời điểm trong tương lai và phải trả lãi suất cho khoản vay mượn đó.

12. Khoản tín dụng mà ngân hàng cho vay trở thành nợ (Debt).

13. Nợ là một khoản Phải trả (Liability) đối với người đi vay, nhưng lại là Tài sản (Asset) đối với ngân hàng.

14. Trong ngắn hạn, tín dụng nhiều hơn là tốt cho nền kinh tế, 

vì chi tiêu của người này là thu nhập của người khác. Càng nhiều người có nhiều tiền hơn thông qua tín dụng thì nền kinh tế tăng trưởng.

15. Một người đi vay đáng tin cậy (Creditworthy borrower) 

và ngân hàng nên/sẽ cho người này vay tiền, là những ai có cả khả năng hoàn trả tiền vay (thu nhập) và tài sản thế chấp (collateral) như nhà cửa hay các tài sản tài chính như chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi…

16. Hoạt động vay mượn tạo ra “chu kỳ”. 

Vì chúng ta vay mượn nên chúng ta có chu kỳ (Because we borrow, we have cycles).

17. Vấn đề là người đi vay đã ở quá gần đường “Chu kỳ vay nợ ngắn hạn” (Short term debt cycle line) và không thể hiểu hết những tác động của việc vay mượn.

18. Bản chất của con người là muốn vay mượn để mua được thứ mình muốn ngay thì hiện tại. 

Nhờ có tín dụng, chúng ta có thể hoàn trả lại khoản tiền vay này trong tương lai.

19. Rất khó để chúng ta bình tĩnh xem xét lại việc vay nợ ngắn hạn, so sánh với vay nợ dài hạn, và yếu tố năng suất.

20. Nếu không có tín dụng thì cách duy nhất để tăng chi tiêu và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng là cái thiện năng suất.

21. Nhưng chúng ta lại đang có hệ thống tín dụng. 

Nếu tôi kiếm được 100.000 USD một năm, ngân hàng cung cấp tín dụng 10.000 USD thì tôi sẽ có ngân sách 110.000 USD để chi tiêu. Vì chi tiêu của tôi là thu nhập của bạn, nay thì bạn có thu nhập 110.000 USD và có thể vay thêm 11.000 USD từ ngân hàng.

Và như thế, chu kỳ tín dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Nguồn: investar 

Có thể bạn quan tâm:

Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu! – How to Trade in Stocks

Nghệ thuật định thời điểm thị trường, quản lý tiền và kiểm soát cảm xúc

của bậc thầy đầu đầu cơ Jesse Livermore

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề