fbpx

Sai lầm của Benjamin Gramham

Giả sử rằng Berkshire Hathaway thuộc quyền sở hữu của Benjamin Graham khi ông mua nó vào năm 1974, thời điểm giá cổ phiếu của Berkshire chỉ bằng một nửa giá trị trên sổ sách, ông chắc chắn sẽ bán nó vào năm 1980, khi giá cổ phiếu thậm chí còn vượt mức giá trị sổ sách. 

“Là một nhà đầu tư, Ben Graham học hỏi được nhiều điều. Quan niệm của Graham về việc định giá một doanh nghiệp đã được đẽo gọt bởi nhiều trải nghiệm kinh hoàng của ông trong suốt thời kỳ Đại khủng hoảng… Nỗi sợ hãi đeo bám Graham suốt phần đời còn lại, và đáng buồn thay, tất cả các phương thức kinh doanh của ông chỉ là cách để ông kiểm soát sự sợ hãi đó.”

Charlie Munger

Cuộc khủng hoảng vào ngày 29 tháng 10 năm 1929 gây cho Graham không ít khó khăn và vụ tiếp theo vào năm 1932 đã phá hủy tất cả. Sau cuộc khủng hoảng năm 1929, giá cổ phiếu bắt đầu tăng. Vào năm 1931, giá cổ phiếu đã tăng thêm 30% so với trước đó. Cuộc khủng hoảng năm 1932 xảy ra trong sự bàng hoàng của giới đầu tư khi nó xuất hiện không báo trước và đã trở thành một trong những nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của thế kỷ 20, Cơn bão tài chính này đẩy giá cổ phiếu giảm xuống 89%. Nếu bạn đầu tư 1.000 đô la vào Dow Jone tại thời điểm ngày 3 tháng 9 năm 1929, thì đến ngày 8 tháng 7 năm 1932, số tiền đầu tư của bạn sẽ chỉ còn 109 đô la.

Benjamin Graham
Benjamin Graham

Để bảo vệ sự nghiệp của chính mình trong tương lai, Graham đưa ra một giải pháp được gội là giới hạn an toàn, cho phép ông định giá doanh nghiệp bằng các phương pháp định lượng được thiết kế dựa trên việc phân tích trái phiếu và nỗi ám ảnh không nguôi trước nguy cơ phá sản. Ông tìm kiếm những công ty được bán theo nguyên tắc mỗi cổ phiếu có giá trị thấp hơn giá trị trên sổ sách của chúng. Bằng cách này, ông đã phát triển phương pháp tiếp cận có tên “mua toàn bộ doanh nghiệp”. Giả sử, giá trị của một doanh nghiệp theo tính toán của Graham rơi vào khoảng 10 triệu đô la thì ngay sau đó, ông sẽ tìm hiểu về những đối tượng muốn mua “món hàng” này trên thị trường cổ phiếu. Trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu khoảng một triệu cổ phiếu dự và được bán với giá 6 đô la một cổ phiếu, Graham hoàn toàn có khả năng dự đoán được mức giá mà thị trường sẽ trả cho toàn bộ doanh nghiệp là vào khoảng 6 triệu đô. Thế nhưng thực chất, giá trị nội tại của doanh nghiệp đã chạm mức 10 triệu đô la, vì thế giới hạn an toàn mà Graham có được là 4 triệu đô. Như vậy khi thị trường chứng khoán sụp đổ, 10 triệu đô la giá trị nội tại của công ty này cuối cùng vẫn sẽ tự động nâng giá cổ phiếu của chính nó.

Lỗ hổng lớn nhất trong hệ thống của Graham nằm ở chỗ nó đòi hỏi nhà đầu tư phải bán doanh nghiệp ngay khi giá cổ phiếu đạt ngưỡng giá trị nội tại. Với Graham, không đời nào có chuyên ông nắm giữ cổ phiếu của một công ty trong vòng 30 tới 40 năm như cách mà Charlie và Warren đã làm.

charlie munger, warren buffett

Giả sử rằng Berkshire Hathaway thuộc quyền sở hữu của Graham khi ông mua nó vào năm 1974, thời điểm giá cổ phiếu của Berkshire chỉ bằng một nửa giá trị trên sổ sách, ông chắc chắn sẽ bán nó vào năm 1980, khi giá cổ phiếu thậm chí còn vượt mức giá trị sổ sách. Trong trường hợp này, giá cổ phiếu chạm mốc 210.000 đô la trên một cổ phiếu vào năm 2016 là điều không thể xảy ra. Học thuyết đầu tư của Graham được sản sinh dựa trên nguyên lý kiếm đủ tiền và ngăn chặn tối đa tổn thất, nhưng nó đồng thời cũng chặn đứng mọi cơ hội kiếm lời của Graham từ các hiệu ứng lãi kép có khả năng tạo nên lợi nhuận khổng lồ, điều mà một doanh nghiệp lớn hoàn toàn có thể thực hiện trong vòng 10, 20 năm, thậm chí nhiều hơn thế.

Nguồn: The Tao of Charlie Munger

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề