Sau 2 năm cầm quyền, TT Donald Trump đã làm được những gì?
Chiến thắng ngoạn mục trong kỳ tranh cử và trở thành Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Donald Trump được kỳ vọng là sẽ tạo nên những bước đột phá cho đất nước đa sắc tộc này. Thế nhưng, trước tình hình nội bộ đang bị chia rẽ, những đạo luật “không chút nghĩa tình” và là người khơi mào chiến tranh thương mại, mọi thứ liệu có chệch hướng khỏi kế hoạch ban đầu của Donald Trump? Và liệu rằng ông có giữ đúng lời hứa với người dân Mỹ?
Thành tựu
Hãng tin CNN đánh giá trong 100 ngày đầu tiên nhậm chức tổng thống của Donald Trump : “Trump là con người của hành động”. Theo giới chuyên gia phân tích, thành công lớn nhất trong đối nội của chính quyền Trump là tư giản chính phủ, đơn giản hóa bộ máy chính phủ giúp loại bỏ tình trạng quan liêu. Đây cũng là một đặc trưng trong chính sách của Đảng Cộng Hòa. Đồng thời, ông cũng đã đề xuất cắt giảm chi tiêu,loại bỏ khỏi ngân sách liên bang dành cho các thành phố trú ẩn. Về các nhânviên chính phủ ông cũng kí sắc lệnh cấm làm vận động hành lang cho nước ngoài suốt đời.
Phục hưng kinh tế Mỹ nhanh chóng
Sau gần một năm đàm phán, TT Trump đã kí ban hành Đạo luật cắt giảm thuế và việc làm của Đảng Cộng hòa. Đây được xem là cuộc chỉnh sửa lớn nhất về Bộ luật thuế từ sau thời TT Ronald Reagan. Đây là một Đạo luật có chiều sâu này nhằm giải quyết nhiều vấn đề mất cân đối trong nền kinh tế Mỹ dưới thời Obama tại nhiệm được xem là thành công lớn nhất của chính quyền Trump.
Thuế suất doanh nghiệp được cắt giảm từ 35% xuống 21% và tạm thời cũng giảm cả thuế cá nhân. Một biện pháp hữu hiệu để chấn hưng nền kinh tế Mỹ. Việc làm này đúng như lời cam đoan của Donald Trump trước các cử tri khi tranh cử rằng ông sẽ cắt giảm thuế ở mọi mức thu nhập. Và việc chỉnh sửa cũng như hoãn 860 quy định được đề xuất đã tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Mỹ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song song đó là nỗ lực bãi bỏ những quy định bao gồm việc nới lỏng các hạn chế tài chính được đặt ra dưới thời chính quyền Obama sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Ngày 3/2/2017, Tổng thống Donald Trump đã kí lệnh xem xét lại đạo luật Dodd-Frank năm 2010 trong lĩnh vực tài chính.Đạo luật Dodd-Frank có tên đầy đủ là Dodd-Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act, là một đạo luật dài 2.300 trang được chính quyền Obama thông qua vào năm 2010.
Đạo luật này được đưa ra nhằm phản ứng lại trước cuộc suy thoái tài chính năm 2008, vốn khởi phát từ khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản và sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers 158 tuổi với khối nợ hơn 600 tỷ USD. Một số điều luật đã được đặt ra nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước việc các ngân hàng lợi dụng khả năng cho vay thế chấp.
Cựu tổng thống Obama đã gọi nó là một cuộc cải cách tài chính quan trọng nhất kể từ những năm 1930. Tuy nhiên, chính quyền Donald Trump lại muốn bãi bỏ đạo luật này. Một nước cờ tuyệt vời của Trump nhằm giải cứu cho các ngân hàng đồng thời bảo vệ các nhà đầu tư khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính khác.
Cải tổ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (Scotus)
Trong hai năm đầu cầm quyền, Donald Trump đã đề cử 161 thẩm phán liên bang, 85 người trong số họ đã được phê chuẩn. Tính đến ngày 26 tháng 12, vẫn còn 143 vị trí tuyển dụng.Cho đến nay, Trump cũng đã đề cử hai thẩm phán Tòa án tối cao, bao gồm Neil Gorsuch, người được phê chuẩn vào tháng 4 năm 2017 và Brett Kavanaugh, người được phê chuẩn vào tháng 9 năm 2018.
Tuy nhiên, việc đề cử của Kavanaugh lại gây nhiều rắc rối Trump. Sau khi thẩm phán này được đề cử, các cáo buộc về hành vi sai trái tình dục trong quá khứ của Kavanaugh được đưa ra ánh sáng, làm dấy lên cuộc đấu tranh chính trị dữ dội và phản đối toàn quốc.
Dù sao thì việc cải tổ này cũng là một bước tiến lớn trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ
Bãi bỏ Obamacare
Chính quyền Trump đã nỗ lực để thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của tổng thống nhằm bãi bỏ và thay thế Đạo luật Affordable Care Act (ACA) hay còn có tên ví von là Obama Care , một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất của chính quyền Obama.
Tuy nhiên, đạo luật này vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối dưới thời Obama.Trump tuyên bố ông có thể giữ lại hai trụ cột trong luật này vì “tôi rất thích chúng”. Hai điều khoản đó là lệnh cấm các nhà bảo hiểm từ chối chi trả vì tiền sử bệnh tật của bệnh nhân và luật cho phép mọi người được hưởng chung chương trình bảo hiểm y tế với cha mẹ họ tới lúc họ 26 tuổi. Nhưng ông cũng thấy rằng không thể duy trì Đạo luật này, hoặc ít nhất nó cần được chỉnh sửa.
Thất bại
Tuy gây nhiều tranh cãi nhưng Donald Trump là con người của hành động, ông đạt được nhiều thành công tuy nhiên cũng không tránh được những thất bại.
Bức tường biên giới Mexico
“Nước Mỹ đang bị khủng hoảng trong trái tim và khủng hoảng trong tâm hồn”. Đó là kết luận của TT Donald Trump trong một bài phát biểu trên sóng truyền hình trực tiếp về những hệ lụy mà ông cho rằng xuất phát từ làn sóng nhập cư bất hợp pháp từ Mexico.
Với việc khẳng định một lập trường cứng rắn về vấn đề nhập cư và kế hoạch xây dựng một bức tường biên giới phía nam giáp với Mexico đã khiến cho chính phủ Mỹ đang bị chia rẽ. Donald Trump quyết định đóng cửa chính phủ với thời gian kỷ lục 29 ngày để yêu cầu gói tài trợ 5,7 tỷ đô cho dự án xây dựng bức tường biên giới. Đến nay, Quốc hội vẫn trong tình trạng bế tắc.
Ông có những phát biểu khá gắt gao: “Khi Mexico “gởi” người dân họ sang Mỹ họ đâu có “gởi” tinh hoa của nước họ. Mà họ đẩy sang Mỹ toàn những gã có vấn đề, buôn ma túy, những tên hiếp dâm. Nhưng tôi đoán chắc cũng có vài người ổn”. Ông Trump cho rằng, nạn nhập cư trái phép mang những nguy cơ tiềm ẩn như an ninh, khủng hoảng nhân đạo và cả buôn lậu ma túy khiến mỗi tuần có khoảng 300 công dân Mỹ thiệt mạng vì heroin. Hàng loạt những vụ án giết người man rợ mà thủ phạm là những người nhập cư trái phép.
Trump nhấn mạnh “Chúng ta chẳng còn đủ chỗ cho những người nhập cư trái phép nữa rồi và cũng chẳng thể nào đưa trả họ về nước ngay lập tức…Người dân Mỹ đang bị tổn thương vì tình trạng di cư bất hợp pháp không được kiểm soát”. Và ông cho rằng việc xây dựng bức tường biên giới là một giải pháp tối ưu và cần thiết để giải quyết vấn đề trên, ông nói “Một số người cho rằng xây dựng một rào chắn như vậy là không có tình người. Rằng tại sao những chính trị gia giàu có lại phải bao ngôi nhà của họ một cách kín cổng cao tường. Nhưng họ xây tường không phải vì họ ghét những người bên ngoài mà bởi vì họ yêu thương những người bên trong”.
Và mâu thuẫn giữa Trump với Đảng Dân Chủ càng bị khoét sâu khi ông quy trách nhiệm cho Đảng Dân Chủ cản trở việc chi ngân sách khiến một phần chính phủ bị đóng của. Bài phát biểu về vấn đề nhập cư của ông Trump đã được phát trên tất cả các kênh truyền hình chính của nước này, thu hút một lượng người xem đông đảo. Ngay lập tức đã có những phản ứng từ những người di cư và cả người dân nước Mỹ. Đảng Dân Chủ đã cáo buộc ông Trump đã vẽ nên một bức tranh sai lệch về sự đe dọa với nước Mỹ và gieo rắc sự sợ hãi trong người dân và tạo ra một sự khủng hoảng chính trị với nước Mỹ.
Lời hứa bất thành cho ngành công nghiệp
Ông Trump đang cố gắng giữ lời hứa với lực lượng công nhân nước này rằng sẽ vực dậy ngành công than và thép, gỡ bỏ các hạn chế về khai thác nhiên liệu hóa thạch.Mặc dù Trump đã kí ban hành luật đi ngược lại các qui định về môi trường được đặt ra dưới thởi Obama nhưng nhiều nhà máy điện đốt than đã đóng của trong hai năm đầu của Trump so với toàn bộ nhiệm kì đầu tiên của Obama.
Trong năm 2017-2018, hơn 23.400 megawatt thế hệ đốt than đã ngừng hoạt động, so với 14.900 megawatt từ 2009-2012. Số lượng các nhà máy than của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục giảm, vì người tiêu dùng chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn và ít tốn kém hơn.
Và trong khi Trump có thể tin rằng thuế quan của mình đối với nhập khẩu thép là vị cứu tinh của ngành thép, các công ty thép của Mỹ dường như đang phải đối mặt với sự suy thoái.
Nguồn: Ohay TV