Sideway trong chứng khoán là gì?
Xu hướng Sideway trong chứng khoán là xu hướng giá dịch chuyển trong vùng được tạo bởi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh.
Sideway là gì
Xu hướng Sideway (tích lũy & phân phối) trong chứng khoán là xu hướng giá dịch chuyển trong vùng được tạo bởi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh. Khác với Xu hướng tăng giá và xu hướng giảm giá, trong xu hướng Sideway bên mua và bên bán gần như cân bằng. Do đó, không hình thành các đỉnh và đáy mới.
Trong dài hạn, sự dịch chuyển của giá giống như các vận động viên tham gia cự ly Ultra Marathon chạy đường xa 500 km trong 10 ngày. Bạn có nghĩ họ sẽ chạy liên tục 500 km mà không nghỉ? Có lẽ là không.
Một xu hướng tăng giá hay xu hướng giảm giá không thể nào duy trì mãi. Vì thế sự xuất hiện của xu hướng sideway đan xe trong các xu tăng giá hay giảm giá là cần thiết. Các thời điểm sideway được ví như trạm nghỉ của thị trường.
Khi đó thị trường ở trạng thái tích lũy hay phân phối, cả bên mua và bên bán đều lưỡng lự ở mức cân bằng trong các quyết định xu hướng tiếp theo.
Vì vậy, thị trường cần khoảng thời gian để đánh giá xảy ra trước đó. Trước khi tiếp tục xu hướng cũ hay một cú lội ngược dòng đảo chiều, tạo thành một xu hướng mới.
Cách xác định xu hướng Sideway?
Thị trường được coi là đã chuyển sang xu hướng Sideway khi xuất hiện đến 4 điểm đảo chiều xu hướng nhưng giá vẫn chưa hình thành đỉnh mới cao hơn (Uptrend) hoặc đáy mới thấp hơn (Downtrend).
Khi đó, giá sẽ dịch chuyển trong vùng Sideway được hình thành bởi các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh.
Các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ được coi là mạnh khi giá nhiều lần quay lại các ngưỡng đó nhưng không thể phá vỡ, thường là 3 lần.
Để xác định vùng giá Sideway một cách dễ dàng. Bạn nên tìm hiểu trước cách sử dụng phần mềm phân tích kỹ thuật KungFu Stocks Pro trong phân tích cổ phiếu.
Khi nào xu hướng Sideway kết thúc?
Xu hướng Sideway sẽ kết thúc khi các đỉnh mới cao hơn hoặc đáy mới thấp hơn được hình thành phá bỏ khung giá. Có nghĩa đường đi của giá phá bỏ mức kháng cự hay mức hỗ trợ để xác định tiếp tục xu hướng tiếp theo.
Sau khi kết thúc xu hướng Sideway, giá sẽ lựa chọn tiếp tục xu hướng đã hình thành hoặc đảo ngược xu hướng và tạo ra một xu hướng mới ( xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm).
Các nhà phân tích kỹ thuật thường đánh giá dựa trên biểu đồ và một số chỉ báo kỹ thuật. Từ đó dự đoán khi nào giá có thể break-out hoặc break-down các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ hình thành nên vùng Sideway. Chiến lược giao dịch break-out này cũng được nhiều nhà đầu tư áp dụng khá hiệu quả khi thị trường Sideway để kiếm lợi.
Nguồn: govalue
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Làm giàu từ chứng khoán (phiên bản mới) + Hướng dẫn thực hành CANSLIM cho người mới bắt đầu
(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)