fbpx

TẠI SAO giá cổ phiếu, chứng khoán, nhà đất,… lại tăng giảm? Cuộc chơi lớn!

Có khi nào bạn thắc mắc tại sao giá các tài sản như cổ phiếu, chứng khoán, bất động sản… tất cả mọi thứ lại tăng lên và giảm xuống?

Tại sao chỉ số ít người kiếm được tiền, còn lại trắng tay dẫn đến sạt nghiệp, mất nhà mất cửa…?

Và rất có thể bạn sẽ nghĩ ra đủ các lý do để giải thích như: Định giá, lợi nhuận, các yếu tố marketing, chiến lược, cung cầu…

Cũng đúng, nhưng đó là một phần! Còn tầm nhìn vĩ mô thì khác.

Rất đơn giản:

Chúng ta không có thị trường tự do — Free Market, tất cả các thị trường đều được điều tiết, điều khiển bởi bàn tay của chính phủ, giới siêu giàu, giới ngân hàng (giới tinh hoa 1%).

Họ tạo ra nhiều công cụ, nhiều hình thức, nhiều tầng tầng lớp lớp, họ vẽ ra đủ các thể loại cực kỳ khó hiểu đủ để khiến bạn nghĩ rằng bạn kém thông minh. “Bạn càng làm mọi thứ khó hiểu thì bạn càng dễ dàng kiếm được tiền từ khách hàng”. Mà nền giáo dục này, giới ngân hàng và Wall Street, môi giới, cò mồi,… là những bậc thầy về phức tạp hóa vấn đề và bậc thầy về biến những thứ dễ hiểu thành khó hiểu.

Chúng ta có 2 yếu tố cơ bản chính để giúp giá tài sản tăng — giảm:

1. Ngân hàng trung ương — Nguồn dòng tiền (Đỉnh Kim tự tháp số 1) Gọi nó là nguồn nước cho bạn dễ hình dung.
2. Lãi suất — Van điều chỉnh dòng nước, dòng tiền.

Đây chính xác là mô hình của nền kinh tế thời điểm hiện tại: Mô hình kinh tế Trickle — down (mô hình kinh tế nhỏ giọt)

TẠI SAO giá cổ phiếu, chứng khoán, nhà đất,... lại tăng giảm? Cuộc chơi lớn!

Và giờ hãy hình dung, tất cả 90% dân số chúng ta ở dưới đáy của Kim tự tháp (Số 13). Chúng ta như những chú cá trong một cái hồ rộng lớn, và nó cần phải có nước để những con cá sống, tôi gọi đó chính là tiền — money.

Vậy làm sao hồ có nước, rất đơn giản, nó bắt nguồn từ trên đỉnh kim tự tháp được bơm xuống vào hồ cho đàn cá thoải mái bơi lội.

Và nó cũng có thể hút nước ra khỏi hồ khiến đàn cá chết.
Và nó cũng có thể bơm tới mọi chỗ trong hồ, có chỗ nó sẽ bơm, có chỗ nó không bơm.

Tiền trong túi của bạn đến từ đâu, nó đến từ thu nhập, thu nhập từ công ty bạn làm, thu nhập từ Khách hàng của bạn. Công ty bạn hay khách hàng của bạn có được thu nhập từ đâu? Nó đến từ các tập đoàn lớn, các công ty lớn, đến từ chính phủ và cuối cùng ngân hàng TW là người trên cùng bơm tiền cho toàn bộ hệ thống này.

Cách bơm:

Sử dụng van nước (lãi suất + chính sách) để điều chỉnh lượng nước.

Hạ lãi suất — Lãi suất thấp (chính sách nới lỏng tiền tệ) nước sẽ được bơm vào theo mô hình Trickle — down từ trên đỉnh xuống.

Dòng nước chảy từ Ngân hàng TW (Leve 1) => Các tập đoàn lớn, chính phủ (hệ thống của chính phủ, truyền thông, trường học, quân đội, cảnh sát…) (Level 2,3,4…) => các công ty con, hệ thống kinh doanh… => người lao động, người dân (Đáy kim tự tháp).

Nó sẽ bơm chính cho các tập đoàn và hệ thống của nó, sau đó hệ thống này mới nhỏ giọt — tricke down dần qua các tâng rồi mới xuống tầng lớp dưới đáy. Đó là lý do người ta gọi đó là mô hình kinh tế nhỏ giọt.

Lúc này khi chúng ta đã có một cái hồ với lượng nước được bơm vào cực lớn. Các đàn cá to bé đủ thể loại tha hồ tung tăng làm ăn kinh doanh. Nhu cầu về nước tăng lên (do vay nợ với lãi suất thấp, gần như không cần trả lãi do lãi suất gần 0%). Lượng nước được bơm vào hồ cực lớn.

Hãy hình dung khi hồ có quá nhiều nước, bạn sẽ phải cần thứ gì đó để hút bớt lượng nước đi. Đó chính là miếng bọt biển — Tôi gọi miếng bọt biển chính là “Price — Giá cả”. Khi lượng tiền trong thị trường nhiều giá cả buộc phải tăng để hút đi lượng tiền đó.

=> Giá tài sản tăng do lượng tiền nhiều (tính thanh khoản cao).

Nâng lãi suất — Lãi suất cao (chính sách thắt chặt tiền tệ) lượng nước sẽ không còn được bơm vào hồ nhiều, dòng chảy bị thắt lại, lúc này đàn cá sẽ cảm thấy khó thở vì không có nước, thậm chí chết.

Tất cả các nhà đầu tư, tổ chức tài chính lớn lẫn nhỏ lẻ đều đang vay nợ nhiều để làm ăn kinh doanh sẽ phải trả lãi suất cao với các khoản nợ.

Các khoản vay nợ này đều là cực lớn khi ngân hàng trung ương hạ lãi suất và bơm tiền vào thị trường vẫn còn đó. Nhưng tiêu dùng của người này là thu nhập của người kia, nợ của người này là tài sản của người kia. Và khi các khoản nợ xấu bắt đầu không thể trả được, do lãi suất cao hoặc do sự kiện thiên nga đen nào đó xảy ra… nó sẽ làm thu nhập hay đầu tư của người khác co lại, khi thu nhập từ kinh doanh đầu tư co lại hoặc không còn, tiêu dùng và đầu tư tiếp theo sẽ đi xuống, điều này dẫn tới toàn bộ hệ thống sập tiệm, phá sản.

=> Giá tài sản giảm do không còn lượng tiền trên thị trường (tính thanh khoản thấp).

Như vậy các bạn có thể thấy người chơi chính và là người bơm hút tính thanh khoản chính trong thị trường đó là Ngân hàng trung ương.

Làm thế nào để người khác đu đỉnh?

Hãy bơm tiền (bơm tính thanh khoản) để thổi giá tài sản lên cực cao… đẩy lòng tham của nhà đầu tư lên cao. Họ sẽ thế chấp chính căn nhà họ đang ở đi vay tiền với lãi suất thấp để đầu tư, mua vào cực mạnh, đu đỉnh cực mạnh.

Làm thế nào để người khác bán đáy?

Hãy hút tiền ra (hút tính thanh khoản) để làm giá tài sản sấp mặt cực sâu… đẩy nỗi sợ hãi của nhà đầu tư lên cực điểm. Họ sẽ bán tháo, cắt lỗ với mức giá tận đáy… Nhưng các khoản nợ vẫn còn đó, họ sẽ không kịp trở tay.

Dòng tiền chính là công cụ, nó chưa bao giờ là mục đích. Đất đai, nhà cửa, sức lao động, thời gian sự tự do mới chính là tài sản thật của con người.

Nguồn: Luce wayne, Cryp Lee, Happy Live tổng hợp

 

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề