Bản chất của con người và tâm lý bầy đàn trong đầu tư
Bản chất của con người mong muốn trở thành một phần của cộng đồng. Tuy nhiên, “tâm lý bầy đàn” lại khiến NĐT hành động theo đám đông một cách phi lý trí.
Bản chất của con người và tâm lý bầy đàn trong đầu tư
Tâm lý bầy đàn (Herd Instinct) trong tài chính là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng các nhà đầu tư làm theo hành động của những gì các nhà đầu tư khác mà bỏ qua ý kiến bản thân.
Tâm lý bầy đàn là nguyên nhân dẫn đến nhiều lần phục hồi thị trường lớn mà không có lý do xác đáng hoặc các cuộc bán tháo vô căn cứ trong lịch sử.
Bản chất của con người mong muốn trở thành một phần của một cộng đồng. Các nhà đầu tư đôi khi có thể bị xúi giục phải hành động theo đám đông, ví dụ như mua chứng khoán ở mức giá lên đến đỉnh hoặc vội vã bán chứng khoán trong một cuộc bán tháo thị trường.
Lý thuyết tài chính hành vi gắn các hành động này với xu hướng tự nhiên của con người bị ảnh hưởng bởi các sự kiện xã hội, gây ra nỗi sợ hãi phải đơn độc hoặc bỏ lỡ một điều gì đó.
Lý thuyết kinh tế về hành vi bầy đàn và dòng thác thông tin
Điều ngạc nhiên là, theo Giáo sư kinh tế của Đại học Yale Robert Shiller, ngay cả những người hoàn toàn lý trí cũng có thể tham gia vào hành vi bầy đàn nếu họ suy tính đến các phán xét của người khác, và thậm chí khi họ biết rằng những người khác đang cư xử theo cách giống như bầy đàn.
Hãy đến với diễn giải thông qua lý thuyết kinh tế về hành vi bầy đàn và dòng thác thông tin. Một câu chuyện đơn giản sẽ minh họa cho bạn thấy cách một dòng thác thông tin như vậy bắt đầu.
Bài toán nhà hàng
Giả sử hai nhà hàng mở cạnh nhau. Mỗi khách hàng tiềm năng phải lựa chọn giữa hai nhà hàng này. Những khách hàng tiềm năng có thể đưa ra một số đánh giá về chất lượng của từng nhà hàng khi quan sát nó qua cửa sổ phía trước, nhưng những đánh giá như vậy sẽ không chính xác lắm.
Vị khách đầu tiên phải chọn chỉ dựa trên việc quan sát hai nhà hàng đang trống và đưa ra lựa chọn. Tuy nhiên, khách hàng tiềm năng tiếp theo không chỉ dựa vào thông tin của chính họ, dựa trên bề ngoài của nhà hàng, mà còn bằng cách nhìn thấy khách hàng đầu tiên đăng ăn ở nhà hàng này hay nhà hàng kia, tức là thông tin về sự lựa chọn của khách hàng đầu tiên.
Nếu khách hàng thứ hai chọn vào cùng một nhà hàng với khách hàng thứ nhất, thì khách hàng thứ ba sẽ thấy hai người đang ăn trong nhà hàng đó.
Kết quả cuối cùng có thể là tất cả các khách hàng đều ăn cùng một nhà hàng và đó có thể là nhà hàng dở hơn, vì không có sự xem xét thực sự về bằng chứng kết hợp vốn có trong tất cả các quan sát của họ về hai nhà hàng.
Nếu tất cả trong số họ đã có thể tập hợp những ấn tượng đầu tiên của họ và thảo luận về những điều này như một nhóm, họ có thể đã có thể suy ra nhà hàng nào có khả năng là nhà hàng tốt hơn. Nhưng trong kịch bản này, họ không thể sử dụng thông tin của nhau, vì họ không tiết lộ thông tin của mình cho người khác khi họ chỉ theo dõi người khác mà thôi.
Câu chuyện về nhà hàng, và lý thuyết kinh tế làm nền tảng cho nó, bản thân nó không phải là một lý thuyết về bong bóng thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nó có liên quan rõ ràng với hành vi của thị trường chứng khoán và nó có thể cung cấp nền tảng cho một lý thuyết về cách các nhà đầu tư lý trí có thể bị dẫn dắt lạc lối.
Happy Live Team
Nguồn: Lạc Quan Tếu
Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance
Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán