Thiết lập cụm giá Fibonacci: Thiết lập giao dịch 1
Khi tiến hành thiết lập các cụm giá trên thị trường, ngay khi điểm mở vị thế bắt đầu được xem xét, Carolyn Boroden muốn tập trung vào các cụm giá được thiết lập theo cùng chiều với xu hướng hiện tại của thị trường.
Thiết lập cụm giá
Định nghĩa của tác giả Carolyn Boroden về cụm giá là sự trùng hợp của ít nhất ba mức giá Fibonacci liên quan kết hợp với nhau trong một phạm vi dao động tương đối chặt chẽ. Các cụm giá này xác định ra các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng có thể được coi là một thiết lập giao dịch. Một cụm giá có thể được tạo từ ba mức giá Fibonacci hồi quy, ba mức giá Fibonacci mở rộng, ba mức giá Fibonacci dự phóng hoặc là sựkết hợp của bất kỳ mức giá Fibonacci liên quan nào với nhau.
Một cụm giá cũng có thể phát triển với sự trùng hợp của hơn ba mức giá Fibonacci liên quan. Số ba chỉ là số lượng tối thiểu cần thiết để đáp ứng định nghĩa. Bạn có thể thấy tới 5 đến 10 mức giá Fibonacci liên quan kết hợp với nhau trong một phạm vi tương đối chặt chẽ. Khi bạn thấy nhiều mức giá liên quan của Fibonacci này trùng vào nhau, điều này không hẳn có nghĩa là khu vực giá này có nhiều khả năng giá có phản ứng, nhưng nó sẽ cho bạn biết rằng đó là một khu vực giá quyết định rất quan trọng.
Nếu khu vực giá này giữ được, bạn có thể thấy một đợt di chuyển giá tốt đẹp bật lại từ mức này xuống một tỉ lệ thấp hơn theo thời gian. Nếu cùng một vùng giá đó bị vi phạm, cũng đừng có ngạc nhiên nếu bạn bắt đầu thấy sự tăng tốc của xu hướng mạnh lên khi giá vượt qua vùng đó. Có những lúc những cụm giá Fibonacci lớn này phát triển không quá xa hoạt động của thị trường hiện tại và chúng có xu hướng hoạt động như một thỏi nam châm hút sự di chuyển giá.
Xu hướng
Khi tiến hành thiết lập các cụm giá trên thị trường, ngay khi điểm mở vị thế bắt đầu được xem xét, Carolyn Boroden muốn tập trung vào các cụm giá được thiết lập theo cùng chiều với xu hướng hiện tại của thị trường trên biểu đồ mà chúng tôi đang phân tích. Đây sẽ là các thiết lập có khả năng thành công cao hơn.
Định nghĩa đơn giản về một xu hướng mà tôi sử dụng là một xu hướng liên quan đến việc nhìn vào các mô hình của giá trên biểu đồ. Chúng ta nhìn thấy một xu hướng tăng với mô hình chung là giá có các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước, chúng ta nhìn thấy một xu hướng giảm với mô hình chung là giá có các đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Tôi tin vào việc bơi thuận theo dòng chảy hơn là cố gắng bơi ngược dòng, có rất nhiều nhà giao dịch thực hiện các giao dịch ngược chiều. Nếu tôi nhận thấy một mô hình biểu đồ tăng giá (đỉnh tăng dần và đáy tăng dần), tôi sẽ thiết lập các cụm giá của mình với các điểm mở vị thế thuận theo chiều mua, phù hợp với xu hướng tăng hiện tại.
Nếu tôi nhìn thấy một mô hình biểu đồ giảm giá (đáy giảm dần và đỉnh giảm dần), tôi sẽ xem xét các cụm giá có điểm mở vị thế thuận theo chiều bán để giúp tôi đi theo hướng của xu hướng giảm. Tôi sẽ tìm kiếm các cụm giá theo hướng đối nghịch với xu hướng hiện tại khi tôi thiết lập các chiến lược kiểm soát lợi nhuận và tìm điểm thoát ra.
Ví dụ: Nếu chúng tôi đang mua và chúng tôi thấy một cụm giá thể hiện mức kháng cự trong xu hướng tăng, tôi sẽ đề nghị các nhà giao dịch của tôi thắt chặt các điểm dừng và/hoặc chốt lời một phần ở vùng giá đó.
Một cụm giá cho giao dịch ngược chiều với xu hướng hiện tại vẫn được coi là một thiết lập giao dịch, mặc dù bạn cần lưu ý rằng tỉ lệ giao dịch chiến thắng của một trong số các cụm giá này sẽ là thấp hơn so với các cụm giá cho giao dịch thuận theo chiều của xu hướng hiện tại. Sử dụng thêm các bộ lọc giao dịch tiềm năng và các điểm kích hoạt giao dịch phù hợp khi các thiết lập giao dịch ngược xu hướng này hình thành sẽ giúp cải thiện xác suất thành công của bạn trong trường hợp này.
Lược đồ của xu hướng tăng/mô hình chung của các đỉnh tăng dần và các đáy tăng dần – tập trung vào việc thiết lập các cụm giá theo chiều mua.
Hình 1 là biểu đồ hàng ngày tiền mặt S&P. Mô hình chung của thị trường này là tăng giá bắt đầu từ đáy trong tháng 7 năm 2006 lên đỉnh trong tháng 2 năm 2007. Điều tôi muốn nói ở đây là mô hình chung của biểu đồ chủ yếu thể hiện một mô hình liên tục có các đỉnh và đáy cao hơn. Tuy nhiên, có những giai đoạn trên biểu đồ này mà bạn nhận thấy giá thị trường có đáy giảm thấp hơn đáy trước đó, mặc dù hướng đi chung của thị trường vẫn là xu hướng tăng. Một góc nhìn khác để xem xét vấn đề này là hãy nhìn biểu đồ qua con mắt của một đứa trẻ bốn tuổi.
Bạn đưa biểu đồ cho một đứa trẻ bốn tuổi xem, sau đó hỏi đứa trẻ rằng giá đang đi lên cao hơn hay xuống thấp hơn. Đứa trẻ thường sẽ lùi lại, quan sát, và đưa ra câu trả lời chính xác bằng cách quan sát cả khu rừng chứ không phải từng cái cây.
Lược đồ của xu hướng giảm/mô hình chung về các đáy thấp dần và các đỉnh thấp dần – tập trung vào việc thiết lập các cụm giá theo chiều bán.
Hình 2 là biểu đồ hàng ngày tiền mặt S&P. Mô hình chung của thị trường này giảm giá bắt đầu từ đỉnh trong tháng 5 năm 2001 xuống đáy trong tháng 9 năm 2001. Điều tôi muốn nói ở đây là mô hình chung của biểu đồ chủ yếu thể hiện các đáy và đỉnh thấp hơn. Tuy nhiên, cũng có những vị trí trên biểu đồ này mà bạn nhận thấy giá đã tạo ra đỉnh tăng cao so với đỉnh trước đó, mặc dù hướng chung của thị trường vẫn là xu hướng giảm. Hãy nhớ lại rằng: nhìn vào biểu đồ với tâm trí của một đứa trẻ bốn tuổi!.
Happy Live Team Biên Soạn/ Fibonacci Trading