fbpx

Thống đốc: Hệ thống ngân hàng đang dồi dào thanh khoản

Quý I/2023, tín dụng tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ của một số năm trước, tiền gửi tại hệ thống ngân hàng khá cao, trong khi Ngân hàng Nhà nước cũng đã mua vào khoảng 4 tỷ USD.

thong-doc-he-thong-ngan-hang-dang-doi-dao-thanh-khoan-happy-live-1

Về kinh tế trong nước, khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng là khó khăn chung của các nước, nhưng lạm phát được kiểm soát ở mức 4,18% là thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong vấn đề giá cả.

Ngoài ra, thị trường tài chính biến động, tình trạng một số ngân hàng trên thế giới sụp đổ nhưng hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Đáng chú ý là trong quý I/2023, Tập đoàn SMBC đã có giao dịch 1,5 tỷ USD mua 15% vốn của một ngân hàng (VPBank – PV), cho thấy nhà đầu tư vẫn rất tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam, Thống đốc nhận định.

Phân tích tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 3,32%, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, cầu xuất khẩu là tác động chủ yếu khiến GDP tăng thấp. Về đầu tư, đầu tư FDI giảm, giải ngân giảm 2,2%, trong khi cùng kỳ tăng 7,8%, cho thấy cầu về đầu tư giảm. Giải ngân đầu tư công quý I đạt 10,3%  so với kế hoạch; ngân sách bội thu; tiêu dùng tăng thấp; lạm phát cơ bản bình quân quý I tăng 5,01%.

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phải đối mặt, chịu rất nhiều áp lực, làm sao vẫn điều hành thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, thị trường tiền tệ, ngoại hối…

Về thanh khoản, trong quý I/2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết, hệ thống hiện nay dồi dào thanh khoản, quý I mua 4 tỷ USD tức là bơm tiền ra. Qua Tết, tiền gửi tại hệ thống ngân hàng khá cao.

Qua sự kiện rút tiền hàng loạt của SCB tháng 10 năm ngoái và một số ngân hàng trên thế giới sụp đổ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, các ngân hàng tập trung hơn vào ổn định an toàn, đáp ứng thanh khoản cho người dân.

Về tín dụng đã tăng 2,06%, Thống đốc cho biết, đây là mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ của một số năm trước, ngoại trừ năm ngoái. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện một số giải pháp hỗ trợ tín dụng thông qua giải pháp điều tiết tiền tệ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ.

Về lãi suất, năm ngoái đã tăng cao nhưng Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các giải pháp và mặt bằng lãi suất đang có chiều hướng giảm, cuối tuần trước đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành 0,5-1% trên cơ sở lạm phát âm, Fed điều chỉnh lộ trình tăng lãi suất thấp, tỷ giá ổn định.

Đề cập một số giải pháp trong thời gian tới, Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp các bộ ngành, Bộ Tư pháp để sửa đổi Thông tư 16 để đảm bảo tháo gỡ khó khăn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tránh rủi ro từ bài học của ngân hàng SVB (Mỹ), đánh giá để có giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã họp với các bộ ngành về chương trình hỗ trợ lãi suất. Các bộ ngành thống nhất không sửa Nghị định 31 và đang xem xét vấn đề chuyển nguồn.

Nêu một số kiến nghị, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, để giải quyết khó khăn của nền kinh tế, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp theo nguyên tắc vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, cân nhắc các rủi ro.

Thống đốc cho biết, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Qua trao đổi với IMF, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, các bộ ngành có thể cân nhắc kiến nghị của tổ chức này, đó là các bộ ngành khó có thể đánh giá các dự án bất động sản, nên cần bên thứ 3 như kiểm toán, để các dự án nào khó khăn tạm thời thì có giải pháp hỗ trợ.

IMF cũng khuyến nghị thực hiện các giải pháp cần tránh rủi ro đối với bảng cân đối tài sản của các tổ chức tín dụng, kiểm soát kỳ hạn bởi thị trường trái phiếu và bất động sản có kỳ hạn dài.

Tiến Phát

Baodautu

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề