fbpx

[TRÒ CHUYỆN CÙNG ALEXANDER PHẠM] Hi vọng – Mỏ neo giết người khi đầu tư (Phần 4)

Có một tâm lý rất phổ biến trên thị trường là khi nhà đầu tư mua cổ phiếu nào lập tức cổ phiếu đó rớt giá rất mạnh, có lúc đến 30-40% nhưng họ vẫn giữ cổ phiếu với hi vọng rằng giá sẽ tăng trở lại và tự nhủ với mình một câu thần chú: “Tôi là nhà đầu tư dài hạn, tôi đầu tư giá trị”. Trong khi lúc mua cổ phiếu họ chỉ mong thắng được 10% là bán, điều đó có nghĩa là họ không hề xác định mình sẽ đầu tư dài hạn ngay từ thời điểm đầu tiên.

Lấy thí dụ cổ phiếu HAG, nếu ai đã mua cổ phiếu ở vùng giá 40 (năm 2011 – sau chia tách cổ phiếu) chẳng hạn, họ bị thua lỗ -60% chỉ trong 1 năm. Tuy nhiên, thay vì chấp nhận rời bỏ cuộc chơi và tìm cơ hội ở các cổ phiếu khác, họ tự nhủ với bản thân: HAG là một thương hiệu có tiếng, Bầu Đức cũng là một người nổi tiếng, công ty HAG to lắm, chả chết được đâu.

Thực ra, có những báo động đỏ cả về FA (phân tích cơ bản) lẫn TA (phân tích kỹ thuật) của cổ phiếu doanh nghiệp mà những nhà đầu tư này hoặc là không biết hoặc là cố tình lờ đi.

Thế nên họ hi vọng và hi vọng, cho đến khi cổ phiếu rớt về giá 5 ở thời điểm gần đây.

Nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, có cái linh hoạt hơn các nhà đầu tư lớn và tổ chức là có thể mua vào và bán ra cổ phiếu thực sự rất dễ dàng.

Chúng ta không phải là Warren Buffett hay các định chế lớn mà phải giữ cổ phiếu trong mọi điều kiện thị trường và khi công ty chúng ta đầu tư vào gặp khó khăn. Việc chúng ta làm là bán ra khi nhận ra những dấu hiệu các nhà đầu tư lớn rút đi và chúng ta cũng theo dõi và chờ đợi khi các nhà đầu tư lớn quay lại cổ phiếu đó. Thế là đủ.

☘️ Xem thêm Phần 1: Cái tôi – Mỏ neo giết người khi đầu tư 

☘️ Xem thêm Phần 2: Sợ hãi – Mỏ neo giết người khi đầu tư 

☘️ Xem thêm Phần 3: Tham lam – Mỏ neo giết người khi đầu tư

 

 

 

Các viết cùng chủ đề